Tòa án Hồng Kông: 'Cặp đôi đồng giới có các quyền bình đẳng về thị thực'

Ngày 4/7, Tòa án Tối cao Hồng Kông đã đưa ra phán quyết rằng các cặp đôi đồng giới sống ở thành phố có những quyền đối với visa theo diện vợ/chồng như những cặp đôi khác giới khác. Đây là một quyết định mà những người ủng hộ cho rằng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến việc thúc đẩy quyền của người đồng tính.

Một cuộc diễu hành của những người đồng tính ở Hồng Kông năm 2015. Ảnh: AFP - Getty Images

Vụ kiện được đưa ra vào năm 2014 bởi một phụ nữ người Anh khi mà người này muốn được sáp nhập thị thực với người yêu của cô ta.

Điều này đã kích động những nhà hoạt động xã hội vì quyền của người đồng tính. Họ nói rằng, Hồng Kông đã không xứng với hình ảnh như là “Thành phố Thế giới của châu Á”, bởi đến giờ vùng lãnh thổ này vẫn không thừa nhận những quyền lợi trên. Các ngân hàng và các công ty luật lại luôn thúc đẩy sự công nhận đó để thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu trong các trung tâm tài chính và kinh doanh.

“Phán quyết này của tòa án là một mốc lịch sử quan trọng đối với Hồng Kông và là một thời khắc đánh dấu bước ngoặt lớn cho quyền của cộng đồng người đồng tính khắp châu Á”, Jan Wetzel, cố vấn pháp lí cao cấp tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết trong một tuyên bố.

Người phụ nữ trung tâm của vụ kiện, được biết trong biên bản của tòa án là QT, đến Hồng Kông với tư cách là khách du lịch vào năm 2011, một vài tháng sau khi có quan hệ đồng tính ở Anh với SS, một phụ nữ quốc tịch Nam Phi và Anh nhưng lại làm việc ở Hồng Kông trước đó.

Đơn xin visa phụ thuộc (dependent visa) của QT bị từ chối với lí do rằng hôn nhân ở Hồng Kông được hiểu là sự kết hôn giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.

Nếu không có loại visa trên thì người tình người nước ngoài sẽ chỉ có thể ở Hong Kong một thời gian ngắn theo diện visa du lịch và sẽ không thể làm việc hay hưởng các dịch vụ công cộng.

QT đã kiện chính quyền ra tòa, khẳng định sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục.

Cô đã thua kiện tại tòa sơ thẩm vào năm 2016, cho rằng không hợp pháp để chính quyền chấp nhận các mối quan hệ đồng giới “bằng cửa sau”.

Mùa thu năm ngoái, Tòa phúc thẩm đã đưa ra phán quyết nghiêng về phía QT với lí do rằng chính sách thị thực đang gián tiếp phân biệt đối xử.

Quyết định này đã được duy trì trong phán quyết nhất trí ủng hộ của Tòa phúc thẩm cuối cùng hôm 4/7.

Trong một tuyên bố, QT cho rằng, phán quyết đã “khẳng định điều mà hàng triệu người trong thành phố tuyệt vời và sôi động này biết là đúng, rằng sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục, cũng giống như bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào khác, thực sự kinh khủng và đáng khinh”.

Luật sư của cô, Michael Vidler, nói rằng, trong khi vụ kiện không cụ thể chỉ hướng đến hôn nhân đồng giới ở Hong Kong, phán quyết vẫn có ý nghĩa đối với người dân địa phương cũng như các công dân đang sinh sống tại nước ngoài.

Đối với những cư dân Hong Kong đã ra nước ngoài để kết hôn ở Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác mà thừa nhận hôn nhân đồng giới, ông Vidler nói, phán quyết còn có thể áp dụng trong các lĩnh vực như nhà ở, quyền thừa kế và quyền nhận con nuôi.

“Hợp lí, hợp tình mà nói thì nếu chính quyền áp dụng quyết định này cho chính sách nhập cư, nó cũng nên được nhìn nhận rằng điều này khó mà thành công được”, ông cho biết, mặc dù nó có thể đòi hỏi việc kiện tụng

Phát ngôn viên của Cục Quản lí xuất nhập cảnh nói rằng, chính quyền rất tôn trọng các phán quyết của tòa án. “Chúng tôi đang nghiên cứu các phán quyết một cách cẩn thận và sẽ tìm kiếm các tư vấn pháp lí nếu cần trước khi quyết định các bước tiến tiếp theo”, ông nói.

Hơn 30 ngân hàng lớn và các công ty luật đã kiến nghị tòa án tham gia kháng cáo cuối cùng, viện dẫn những lo ngại rằng chính sách nhập cảnh của Hong Kong khiến cho thành phố mất đi sức hấp dẫn đối với những nhân tài quốc tế hàng đầu. Thế nhưng, yêu cầu này của họ đã bị từ chối.

Phán quyết QT được xem như là một bước phát triển đầy hứa hẹn đối với một vụ việc được đưa ra bởi Angus Leung, một công chức đồng tính đang tìm cách đòi quyền lợi hôn nhân cho người chồng người Anh của mình.

Mark Daly, luật sư của ông Leung, nói rằng ông sẽ xem xét quyết định để xem làm sao để áp dụng phán quyết trên cho vụ kiện mà họ đã thua ở lần kháng cáo hồi tháng trước và lên kế hoạch để kháng cáo lên Tòa án Tối cao.

Ông Leung nói, phán quyết đã thể hiện rằng “không cần phải phá vỡ hệ thống hôn nhân hiện nay ở Hong Kong, vẫn luôn có cách để mang đến những lợi ích cho hôn nhân đồng giới mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào”.

Phán quyết cũng được đưa ra một ngày sau khi Đại học Hong Kong công bố kết quả cuộc bỏ phiếu năm 2017, cho thấy hơn một nửa số người dân tham gia khảo sát ủng hộ hôn nhân đồng giới, so với con số 38% vào năm 2013.

Cuộc khảo sát này cũng cho thấy sự hỗ trợ tương tự giữa những người dân Hong Kong để cấp thị thực nhập cảnh cho các cặp đôi đồng giới.

Sự thay đổi này là phù hợp với các xu hướng quốc tế, theo Kelley Loper, phó giáo sư của Khoa Luật, Đại học Hong Kong, người mà cũng tham gia tiến hành cuộc bỏ phiếu trên. “ Hong Kong là một thành phố quốc tế, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các quan điểm ngày càng tiến bộ hơn theo thời gian”, bà nói.

Waiwai Yeo, phát ngôn viên của Hiệp hội Vì sự phát triển Les Corner, mội hội những người ủng hộ các quyền bình đẳng cho các nhóm phụ nữ thiểu số về tính dục, cho biết quan điểm của cộng đồng ở Hong Kong bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa án ở Đài Loan năm ngoái, việc mà có thể khiến nó có thể trở thành nơi đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Bà Yeo cũng nói rằng, các sự kiện địa phương như “Hong Kong Pride Parade”, “Pink Dot” đã định hình tư tưởng của công chúng, cũng như có thêm nhiều người nổi tiếng đồng tính như diễn viên Vinci Wong, công khai giới tính thật vào năm 2013 và kết hôn với bạn trai năm 2016.

Thế nhưng, sự phản đối mạnh mẽ đối với quyền của người đồng tính vẫn còn tồn tại trong xã hội. Vào tháng trước, một nhóm người Hong Kong đã thành công kiến nghị chính quyền tiêu hủy những cuốn sách thiếu nhi mà có bàn luận về việc nuôi dạy trẻ con bởi những cặp đôi đồng giới hay các chủ đề liên quan khỏi giá sách của các thư viện công cộng.

10 cuốn sách, với các tựa đề như “Mẹ, Má, và Tôi”; “Ba, Bố, và Tôi” và “Cậu bé mặc váy”, đã được chuyển đến các giá sách kín, nơi mà mọi người chỉ có thể được tiếp cận chúng bằng cách yêu cầu thủ thư, theo Hội...

Bà Yeo cũng lưu ý rằng, trong khi gần 70% số người tham gia khảo sát ở Đại học Hong Kong bỏ phiếu ủng hộ luật chống phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục, chính quyền lại không tiến hành thiết lập một đạo luật nào.

Hong Kong được lựa chọn để tổ chức Gay Games - Thế vận hội dành cho người đồng tính vào năm 2022, nhưng nó cũng có thể sẽ trở thành thành phố chủ nhà đầu tiên nơi mà hôn nhân đồng giới không được thừa nhận.

Raymond Chan, một thành viên đối lập của Cơ quan Lập pháp và là nhà lập pháp công khai đồng tính đầu tiên ở Hong Kong, đã viết một bài cho Medium, thể hiện sự ủng hộ QT và những người khác vì đã trải qua “một quá trình pháp lí vắt kiệt cả tài chính lẫn tinh thần”.

Trong một email, ông chỉ ra rằng nhiều ngân hàng quốc tế và các công ty luật ở Hong Kong đã tự thân cung cấp lợi ích cho các nhân viên cũng như những người tình đồng giới của họ, đưa họ ra ánh sáng trước các quan chức địa phương.

Ông Chan nói rằng, chính quyền nên tận dụng cơ hội thành lập các công đoàn, nhưng điều đó lại không có khả năng để thực hiện được. Trong lúc đó, ông dự định sẽ yêu cầu Hong Kong phải nghiên cứu cách thức để quy trình này hoạt động. “Chính quyền sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lí và chính trị vô tận nếu nó tiếp tục trì hoãn những bước tiến hướng đến sự bình đẳng”, ông cho hay.

Alan Chan, tình nguyện viên trợ lí của ông Chan, người không có liên quan tới nhà lập pháp, nói rằng phán quyết có thể sẽ cho phép anh ta đoàn tụ với người bạn đời 8 năm, một người Mỹ sống ở Đài Loan. “Nó giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống của chúng tôi”, anh nói, “bởi vì chúng tôi đang phải yêu xa. Chúng tôi đã như vậy một thời gian vì vậy tôi đã khá quen với nó. Nhưng chúng tôi biết rằng một ngày nào đó, chúng tôi muốn ở bên nhau lần nữa”.

Thu Uyên

Nguồn Thanh Tra: http://thanhtra.com.vn/quoc-te/nhan-dinh/toa-an-hong-kong-cap-doi-dong-gioi-co-cac-quyen-binh-dang-ve-thi-thuc_t114c22n135997