TỌA ĐÀM THAM VẤN NỘI DUNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ THANH NIÊN, TRẺ EM QUA 40 NĂM ĐỔI MỚI

Chiều ngày 3/1, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Tọa đàm tham vấn nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên, trẻ em qua 40 năm đổi mới. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Văn Hạ chủ trì Tọa đàm.

Toàn cảnh Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại diện Cục Trẻ em và các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Trong 40 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành chính sách về thanh niên đã đạt được nhiều kết quả tích cực: nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội về thanh niên và công tác thanh niên được nâng lên; hệ thống pháp luật, chính sách về thanh niên tiếp tục được hoàn thiện, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển toàn diện…

Các đại biểu tại Tọa đàm

Bên cạnh đó, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kỳ lịch sử và cách mạng. Thấm nhuần lời dạy “vì lợi ích trăm năm trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đây là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đồ của dân tộc. Từ đổi mới đến nay, đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được thể hiện trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển con người Việt Nam. Có thể khẳng định hệ thống pháp luật về quyền trẻ em của Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ, bao trùm được hầu hết các nhóm quyền trẻ em, với phương châm tất cả vì lợi ích của trẻ em, dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục công phu, nghiêm túc, thể hiện tổng quan chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác thanh niên, trẻ em xuyên suốt giai đoạn vừa qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ về bồi dưỡng, phát triển thanh niên, chăm lo giáo dục phát triển toàn diện trẻ em được chú trọng, ban hành tương đối đầy đủ, tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn có những hạn chế, cần làm rõ nguyên nhân, từ đó có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam phát biểu

Bên cạnh đó, trước tình hình thế giới, xu thế thời đại trong cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số tạo ra sự thay đổi về mọi mặt, đặt ra những yêu cầu mới, cần hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển thanh niên, trẻ em. Nhiều ý kiến góp ý, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện nay, cần thiết Ban hành Nghị quyết mới để có giải pháp trọng tâm, đột phá, tận dụng thời cơ cuối cùng của thời kỳ dân số vàng.

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, vì lợi ích tốt nhất, phát triển toàn diện trẻ em. Nhiều ý kiến cũng góp ý cần làm rõ các giải pháp bồi dưỡng, phát huy, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ cho những đối tượng đặc thù này. Đặc biệt, cần chăm lo việc học, việc làm cho thanh niên, trẻ em; công tác quy hoạch, phát triển kinh tế phải gắn với chiến lược đào tạo, phát huy thanh niên, chăm lo thiếu nhi, lực lượng to lớn chiếm ¼ dân số. Cần môi trường cho thanh niên rèn luyện và cống hiến, chú ý tới vui chơi giải trí cho thanh niên, trẻ em…

Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế để phát triển toàn diện trẻ em là một quá trình liên tục, hướng đến mục đích xây dựng hệ thống pháp luật về quyền trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, để bảo đảm pháp luật về trẻ em thực sự trở thành môi trường pháp luật của trẻ em và vì trẻ em, đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em phải luôn là mối quan tâm hàng đầu trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật nói chung và là định hướng quan trọng để xây dựng các quy phạm pháp luật có liên quan nói riêng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ

Phát biểu kết thúc tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đánh giá cao sự ủng hộ của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã có sự phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ Ủy ban trong các hoạt động liên quan trong công tác thanh niên, trẻ em. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Văn Hạ cho biết, từ các ý kiến đưa ra tại tọa đàm, Ủy ban sẽ hoàn thiện báo cáo và cụ thể hóa trong các hoạt động xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại Tọa đàm:

Toàn cảnh Tọa đàm

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ chủ trì Tọa đàm

Các đại biểu tại Tọa đàm

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục công phu, nghiêm túc, thể hiện tổng quan chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác thanh niên, trẻ em xuyên suốt giai đoạn vừa qua

Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ về bồi dưỡng, phát triển thanh niên, chăm lo giáo dục phát triển toàn diện trẻ em được chú trọng, ban hành tương đối đầy đủ, tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn có những hạn chế, cần làm rõ nguyên nhân, từ đó có giải pháp khắc phục trong thời gian tới

Các đại biểu cho rằng, trước tình hình thế giới, xu thế thời đại trong cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số tạo ra sự thay đổi về mọi mặt, đặt ra những yêu cầu mới, cần hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển thanh niên, trẻ em

Nhiều ý kiến góp ý, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện nay, cần thiết Ban hành Nghị quyết mới để có giải pháp trọng tâm, đột phá, tận dụng thời cơ cuối cùng của thời kỳ dân số vàng

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, vì lợi ích tốt nhất, phát triển toàn diện trẻ em

Nhiều ý kiến cũng góp ý cần làm rõ các giải pháp bồi dưỡng, phát huy, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Đặc biệt, cần chăm lo việc học, việc làm cho thanh niên, trẻ em; công tác quy hoạch, phát triển kinh tế phải gắn với chiến lược đào tạo, phát huy thanh niên, chăm lo thiếu nhi, lực lượng to lớn chiếm ¼ dân số

Các đại biểu cho rằng, cần môi trường cho thanh niên rèn luyện và cống hiến, chú ý tới vui chơi giải trí cho thanh niên, trẻ em…

Các đại biểu cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời là đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kỳ lịch sử và cách mạng

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đây là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đồ của dân tộc

Trong 40 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Theo các đại biểu, thời gian qua, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành chính sách về thanh niên đã đạt được nhiều kết quả tích cực: nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội về thanh niên và công tác thanh niên được nâng lên; hệ thống pháp luật, chính sách về thanh niên tiếp tục được hoàn thiện, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển toàn diện…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cho biết, trên cơ sở các ý kiến tại Tọa đàm, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ hoàn thiện báo cáo và cụ thể hóa trong các hoạt động xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan trong thời gian tới

Thu Phương - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=83713