Tọa đàm trực tuyến: Chuyên gia tư vấn cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Báo cáo tổng hợp từ các địa phương cho thấy, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm hiện còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người.

Tọa đàm trực tuyến: “Thời gian vàng” điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV

Theo đánh giá từ Bộ Y tế, hiện nay trong các nguyên nhân lây truyền bệnh HIV thì nguy cơ lây truyền HIV, lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ chính trong lây truyền HIV.

Báo cáo tổng hợp từ các địa phương cho thấy, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm hiện còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người, trong đó mới đang điều trị bằng ARV cho 130.000 người.

Đáng lưu ý, về nguy cơ lây truyền HIV, lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm này sẽ chiếm tỷ trọng chính trong tương lai.

Đặc biệt, dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng, điển hình trường hợp tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ, phát hiện 42 người nhiễm HIV trong cùng một thời điểm.

Dự báo bệnh HIV vẫn còn nhiều người nhiễm HIV không thuộc nhóm nguy cơ cao do đó rất khó phát hiện sớm.

Trong buổi tọa đàm “Khoảng thời gian vàng” điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV các chuyên gia sẽ phân tích và tư vấn các thông tin cơ bản về quy trình xử trí sau khi phơi nhiễm HIV cần thiết để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Mời bạn đọc cùng theo dõi những tư vấn từ các chuyên gia trong chương trình tọa đàm gồm: Tiến sỹ-bác sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).

PV: Thưa tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), ông có thể cho biết tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian gần đây như thế nào?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Trong 6 tháng đầu năm, cả nước phát hiện mới 3.500 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 1.824 người, số người nhiễm HIV tử vong là 814 người.

So sánh số liệu nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo cùng kỳ năm 2017, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 30%, số bệnh nhân AIDS giảm 27% và người nhiễm HIV tử vong tăng 2%.

Kết quả giám sát trọng điểm năm 2017, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 14%, phụ nữ bán dâm 3,7% và MSM là 12,2%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM đã tăng từ 7,36% năm 2017 lên 12,2% năm 2018.

Nhìn chung, số liệu dịch HIV phát hiện năm 2018 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, số liệu phát hiện tùy thuộc vào khả năng triển khai công tác tư vấn xét nghiệm. , trong khi kinh phí viện trợ quốc tế cắt giảm, ngân sách quốc gia không có cho hoạt động động xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV, các tỉnh được đầu tư công tác xét nghiệm phát hiện HIV vẫn phát hiện được người nhiễm HIV ở mức cao, các tỉnh khác phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện tình cờ từ hệ thống bệnh viện trong đó chủ yếu các bệnh nhân giai đoạn AIDS, mắc các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, các bệnh lao, bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục hoặc xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai. Về nguy cơ lây truyền HIV, lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm này sẽ chiếm tỷ trọng chính trong tương lai.

PV: Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, công tác điều trị, quản lý các bệnh nhân có HIV/AIDS ra sao thưa bác sỹ Nguyễn Trung Cấp?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là cơ sở tuyến cuối trong điều trị các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV cũng tương tự như vậy. Thường thì chúng tôi sẽ điều trị bệnh nhân HIV nặng, biến chứng…

Chúng tôi có một phòng khám HIV ngoại trú để chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ở giai đoạn đầu, sau khi bệnh nhân ổn định sẽ chuyển về địa phương để quản lý và theo dõi.

PV: Như tiến sỹ Cảnh đã tổng kết, công tình hình dịch HIV/AIDS trong thời gian gần đây đã giảm, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức. Ông có thể chia sẻ, điều gì đáng lo ngại nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Có thể nói có rất nhiều kết quả chúng ta đã đạt được. Tuy nhiên, trước mắt còn nhiều khó khăn thách thức.

Thứ nhất là dịch HIV vẫn là một trong những dịch có độ lây lan rộng và có số mắc tử vong cao. Hơn 200.000 người nhiễm HIV đang được phát hiện và mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới, có khoảng 2.000 bệnh nhân tử vong.

Trong khi đó có sự gia tăng phức tạp của nhóm sử dụng ma túy, ma túy tổng hợp, mại dâm làm tình hình dịch khó kiểm soát.

Thứ hai là hiện nay thiếu hụt lực cho công tác phòng chống HIV khi viện trợ quốc tế cắt giảm và nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế nên độ bao phủ của các dịch vụ còn thấp, đặc biệt là đối với các nhóm nguy cơ cao thì hiện nay độ bao phủ dịch vụ đối với họ mới hơn 35%. Số bệnh nhân cần được điều trị đặt mục tiêu 90% thì hiện nay chúng ta mới đạt hơn 50%...

Thứ ba là sự kỳ thị phân biệt đối xử làm cho những người nhiễm HIV, đặc biệt là những đối tượng có hành vi nguy cơ cao như nghiện ma túy, mại dâm họ lẩn tránh, chưa lộ diện, chưa tiếp cận với các dịch vụ, làm cho dịch càng tiểm ẩn và khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đang sáp nhập hệ thống tuyến huyện, tuyến tỉnh. Sự sáp nhập này làm thay đổi tổ chức hệ thống ở các tuyến, cũng làm ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm hiện còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người, trong đó mới đang điều trị bằng ARV cho 130.000 người. Như vậy, vẫn còn 45.000 người nhiễm đang quản lý được mà chưa tiếp cận với điều trị ARV. Tôi lo lắng những người này có thể không kiểm soát được tải lượng vi rút sẽ làm lây lan HIV ra cộng đồng qua các hành vi tình dục hoặc tiêm chích không an toàn.

Thứ 2, theo tôi dịch HIV ở Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch sang nhóm người ít có hành vi nguy cơ như vợ, bạn tình của người nghiện chích ma túy, người nhiễm HIV, nhóm này can thiệp khó khăn vì họ cũng không biết mình có nguy cơ.

PV: Thưa bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phơi nhiễm với HIV có thể hiểu cụ thể là gì?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Khái niệm phơi nhiễm HIV/AIDS là chỉ tình trạng người không có HIV/AIDS tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết cơ thể của người nghi có HIV/AIDS.

Trên thực tế có rất nhiều tình huống có thể coi là phơi nhiễm HIV/AIDS như sử dụng chung bơm kim tiêm, dẫm phải kim tiêm hoặc bị các thương bởi các vật sắc nhọn dính máu của đối tượng không rõ ràng có HIV/AIDS hay không.

Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Trung Cấp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Trung Cấp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thậm chí có những phơi nhiễm nghề nghiệp như nhân viên y tế khi mổ xẻ, khi tiêm truyền bị cắt, đâm kim vào chân tay mà có tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của bệnh nhân có HIV/AIDS. Hoặc là công an khi trấn áp tội phạm xảy ra xô xát giữa các vết thương mà đối tượng đó nghi ngờ nghiễm HIV/AIDS. Tình huống phơi nhiễm rất đa dạng.

PV: Thời gian qua, Bộ Y tế đã xử lý nhiều vụ việc liên quan tới điều trị dự phòng nguy cơ phơi nhiễm HIV hay không thưa Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp là việc xảy ra thường xuyên. Ở nước ta hàng năm con số được báo về là khoảng 1.000 trường hợp, bao gồm cán bộ y tế khi làm nhiệm vụ, tai nạn tiếp xúc với bơm kim tiêm, dao mổ. Các chiến sỹ công an, bộ đội biên phòng.

Bên cạnh đó còn lực lượng phơi nhiễm rất lớn như quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với người nhiễm mà không dùng bao cao su hoặc bị vỡ bao cao su, tiêm chích chung…

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chúng tôi cũng tham gia cùng các địa phương, tham gia xử lý nhiều trường hợp. Điển hình là vụ 18 y bác sĩ bị phơi nhiễm khi cấp cứu sản phụ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Vụ 17 cán bộ y tế và 7 người dân tham gia cứu nạn do tai nạn giao thông có tiếp xúc trực tiếp với máu của hai nạn nhân nhiễm HIV tại Kom Tum. Vụ 37 học sinh trường cơ sở Thiên Xuân, Thọ Xuân, Thanh Hóa dùng dùng que thép, nan hoa, kim tiêm nghi có dính máu HIV đâm vào các bạn cùng trường khiến phụ huynh của các em bị đâm đó hết sức hoang mang lo lắng. Đấy là ba vụ điển hình trong các tình huống khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày có thể phơi nhiễm với HIV.

Khi xảy ra các vụ việc trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo các ngành chức năng tại địa phương xử trí theo quy định chuyên môn, tổ chức xét nghiệm và điều trị dự phòng phơi nhiễm. Rất may, chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV trong các vụ việc kể trên.

PV: Công tác điều trị dự phòng này tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã được triển khai ra sao thưa bác sỹ Cấp?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Chúng tôi vẫn đảm bảo hệ thống trực 24/24 để đáp ứng tất cả trường hợp phơi nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng cũng như phơi nhiễm nghề nghiệp.

Thông thường, tình huống hay gặp nhất là người dân, người sử dụng ma túy bất cẩn, xay xỉn không kiểm soát được, sử dụng chung bơm kim tiêm, họ đế để họ dự phòng. Thứ hai là những người quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bị rách bao cao su, sau đó họ lo lắng họ đến tư vấn để xử trí.

Tất cả các nhân viên y tế, công an, bộ đội… hay người dân tham gia cứu hộ cứu nạn bị tai nạn chảy máu có tiếp xúc với các dịch tiết nghi ngờ có HIV thì có thể đến tư vấn dự phòng.

PV: Tiến sỹ Cảnh có thể phân tích các tình huống phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp cũng như cuộc sống như thế nào?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Vâng, như bác sỹ Nguyễn Trung Cấp đã nói, phơi nhiễm là khi chúng ta tiếp xúc với máu, với dịch của người nhiễm HIV.

Trong môi trường y tế, các cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, trong đó có người nhiễm HIV, nên có những tai nạn xảy ra, hoặc do bất cẩn.

Các chiến sỹ công an, bộ đội khi làm nhiệm vụ, và cả người dân.

Sự phơi nhiễm ngày không chỉ trong ngành y tế mà cả ngoài môi trường y tế, trong cuộc sống hàng ngày, kể cả khi chúng ta đi xăm trên da, đi làm thẩm mỹ… đều có nguy cơ phơi nhiễm nếu dụng cụ đó vừa dùng cho một người nhiễm HIV, nên việc này khá dễ bắt gặp và tần suất tương đối phổ biến.

PV: Về phía cơ sở điều trị, xin bác sỹ Cấp cho biết, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bênh viện có thường xuyên gặp các trường hợp tới tư vấn hay yêu cầu hướng dẫn cách thức để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Đường dây nóng của bệnh viện chúng tôi đêm nào cũng có 3,4 trường hợp xin tư vấn, chủ yếu là tư vấn về phơi nhiếm HIV/AIDS. Thông thường thì là trường hợp nhậu sau, kéo nhau đi mua dâm và rách bao cao su hoặc người ta nhẫm phải, bơm kim tiêm hay vật sắc nhọn mà người ta nghi ngờthì người ta gọi điện tư vấn.

PV: Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, rất nhiều y bác sỹ thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân có HIV/AIDS. Xin bác sỹ Cấp cho biết, để tránh lây nhiễm từ người bệnh, nhân viên y tế có các biện pháp dự phòng như thế nào?
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Phòng ngừa phơi nhiễm với nhân viên y tế thì đầu tiên chúng ta phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị dự phòng bảo vệ cho nhân viên y tế khi làm việc bao gồm: Găng tay, khi phẫu thuật phải có găng đặc biệt để tránh cắt hoặc khâu bị thủng vào chân, tay…. Thứ hai phải tuân thủ tốt quy trình phòng ngừa lây nhiễm, đấy là điều quan trọng nhất bởi hầu hết các trường hợp bị phơi nhiễm đều do quy trình kỹ thuật tuân thủ không được tốt nên xảy ra. Thứ ba, chúng ta phải đảm bảo được an toàn truyền máu. Thứ tư là phải đảm bảo tư vấn cho bệnh nhân để cùng phối hợp trong phòng ngừa lây nhiêm cho người khác. Nếu như bệnh nhân không phối hợp trong họ cố tình gây lây nhiễm cho người khác thì sẽ rất khó khăn trong việc phòng ngừa.

PV: Hiện nay, đã có vắc-xin phòng HIV chưa thưa tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Cho đến nay, nhân loại vẫn chưa tìm ra được loại vắc-xin để phòng lây nhiễm HIV.

Các nghiên cứu được tiến hành rất công phu, rất tốn kém, nhưng với chủng virus biến đổi thường xuyên nên vắc-xin chưa phát huy được hiệu quả.

Cho nên vắc-xin hữu hiệu nhất hiện nay là nâng cao hiểu biết về HIV, tuyên truyền thay để mọi người biết và dự phòng.

PV: Có bạn đọc gửi câu hỏi, họ phải làm gì nếu dẫm phải một bơm kim tiêm có dính máu hay nếu họ có quan hệ tình dục với một người nghi nhiễm HIV nhưng bao cao su bị rách, xin bác sỹ tư vấn cho bạn đọc?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Trong trường hợp chúng ta tiếp xúc trực tiếp với máu hay dịch tiết của người có nhiễm HIV/AIDS như dẫm phải bơm kim tiêm thì điều đầu tiên phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng, sử dung thuốc sát trung để bôi tạm thời, không cố nặn máu ra và nhanh chóng đến cơ sở y tế đảm bảo được dự phòng HIV/AIDS để đánh giá nguy cơ của việc đó. Thông thường dẫm phải một bơm kim tiêm thì nguy cơ phơi nhiễm chỉ dưới 0,6% hoặc quan hệ tình dục nam nữ thì nguy cơ dưới 0.3%. Tuy nhiên, mặc dù nguy cơ thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Chúng ta vẫn phải đảm bảo đến cơ sở y tế trong thời gian càng sớm càng tốt, lý tưởng là dưới 6 tiếng để có thể sử dụng thuốc dự phòng kịp thời.

PV: Trong các trường hợp không may bị phơi nhiễm HIV, người bệnh sẽ được điều trị sớm bằng thuốc kháng virus (ARV) liên tục như thế nào thưa Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Từ năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn xử trí phơi nhiễm HIV nghề nghiệp (cho cán bộ y tế, công an) và ngoài nghề nghiệp. Việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 6 tiếng và tối đa là không quá 72 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm, nghĩa là không quá 3 ngày. Nếu sau 3 ngày thì điều trị không còn tác dụng.

Như vậy, chỉ điều trị bằng thuốc kháng HIV khi xác định có nguy cơ và phải dùng thuốc đúng phác đồ và trước 72 giờ. Thời gian điều trị là trong 28 ngày liên tục.

Hiện nay thuốc và phác đồ điều trị của chúng ta là rất tốt. Mỗi năm có hàng nghìn người phơi nhiễm và được điều trị.

Trong những năm gần đây, theo báo cáo, không có trường hợp nào bị HIV do phơi nhiễm sau điều trị, đó là điều rất đáng mừng.

PV: Do tình huống phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp rất đa dạng và nguy cơ khác nhau, vì vậy, trường hợp phơi nhiễm như thế nào cần phải xét nghiệm thưa bác sỹ Cấp? Khi nào xác định được người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Thông thường nguy cơ lây nhiễm với các hành vi phơi nhiễm khác nhau cũng rất khác nhau, ví dụ nếu như khi truyền máu có HIV thì trên 90% người bị nhiễm. Tuy nhiên, khi sử dụng chung bơm kim tiêm thì nguy cơ chỉ 6/1.000, nếu như dẫm phải kim tiêm nhỏ thì dưới 3/1.000. Quan hệ tình dục đồng giới nam thì người tiếp nhận có nguy cơ 8/1.000, người cho thì nguy cơ 4/1.000 hoặc lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 25% nếu không điều trị tốt, khống chế vi rút trước khi sinh.

Tùy thuộc vào tình huống khác nhau sẽ được xử lý khác nhau. Ví dụ như quan hệ tình dục không an toàn hoặc dẫm phải bơm kim tiêm, cắt xẻ trực tiếp với máu thì thông thường sẽ được xét nghiệm, nếu chưa từng mắc HIV thì sẽ được điều trị dự phòng, nếu đã nhiêm HIV rồi thì dự phòng không có ý nghĩa. Hoặc là với những đối tượng tiêm chích ma túy thường xuyên thì việc dự phòng cũng ít ý nghĩa. Đối với trường hợp tiếp xúc nguy cơ rất thấp như đối với nước bọt, nước mắt, mồ hôi của người nhiễm HIV thì nguy cơ vô cùng thấp.

Thông thường, với người nhiễm HIV có 4 giai đoạn, trong giai đoạn “cửa sổ” từ 3-6 tháng người mang HIV trong người xét nghiệm có thể âm tính, trong những trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm thi đôi khi phải sử dụng biện pháp cao cấp hơn để xác định HIV trong giai đoạn “cửa sổ”. Xét nghiệm sang lọc thông thường thì độ nhạy tương đối cao để đảm bảo không bỏ sót HIV.

PV: Thưa quý vị, vừa rồi các chuyên gia đã phân tích, đưa ra các thông tin và quy trình xử trí thiết thực với trường hợp người bệnh sau khi phơi nhiễm HIV.

Tuy nhiên, hiện nay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, những đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ và bạn tình âm tính của những người sống chung với HIV nên được điều trị trước phơi nhiễm đồng thời với các can thiệp truyền thống như khuyến khích sử dụng bao cao su. Đó là việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV.

Chúng ta tiếp tục trò chuyện với các chuyên gia để hiểu rõ hơn về biện pháp can thiệp mới này.

PV: Thưa tiến sỹ Cảnh, xin ông cho biết thế nào là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Chúng ta đã trao đổi về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, nghĩa là sau khi đã tiếp xúc với máu, dịch của người nhiễm HIV.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV là chúng ta uống thuốc trước để có một nồng độ thuốc trong cơ thể mình để khi có virus HIV vào thì thuốc sẽ tiêu diệt mầm bệnh.

Việc này được khuyến cáo để thực hiện cho các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là người có quan hệ đồng giới nam, đồng giới nữ.

Theo kết quả và khuyến cáo, khả năng để giảm lây nhiễm HIV của nhóm uống thuốc trước là rất cao, lên đến trên 90%.

Họ sẽ tiến hành uống thuốc hàng ngày khi có nguy cơ nhiễm HIV, giống như chúng ta khi đi vào vùng dịch thì uống thuốc trước để không có nguy cơ nhiễm bệnh.

PrEP được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Việt Nam đã thực hiện khuyến cáo đó, thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch mở rộng ra 11 tỉnh.

Chúng ta sẽ tiến hành điều trị cho khoảng 5.000 bệnh nhân và tăng lên trên 7.000 bệnh nhân vào năm 2020, tập trung chủ yếu ở nhóm quan hệ đồng giới nam và bạn tình của họ. Đây cũng là một giải pháp can thiệp quan trọng và cần thiết trong bối cảnh dịch HIV đang lan rộng trong nhóm quan hệ đồng giới nam hiện nay.

div class="article-photo">

Các chuyên gia trao đổi tại Tọa đàm. (Ảnh: PV/Vietnam+) PV: Thưa Phó Cục trưởng, Dự phòng trước phơi nhiễm HIV được chứng minh rất hiệu quả với những nhóm đối tượng nào? Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay có chỉ định cho nhóm nam quan hệ đồng giới nam, bạn tình của họ và nhóm chuyển giới nữ và bạn tình của họ, và cả những người sử dụng ma túy mà họ có nguy cơ. Dự phòng trước phơi nhiễm thì về nguyên tắc là người nào có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là các cặp bạn tình trái dấu, nghĩa là giữa một người nhiễm HIV và một người không nhiễm HIV thì người không nhiễm HIV nên uống thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, PrEP chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai. Vì vậy, để hiệu quả hơn nên cùng PrEP đồng thời với bao cao su. PV: Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đã triển khai chưa thưa bác sỹ Cấp? Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Mục tiêu của việc dự phòng trước phơi nhiễm là dự phòng cho những người có nguy cơ khi người ta vẫn còn khỏe mạnh ở cộng đồng nên chương trình sẽ triển khai ở các phòng khám ngoại trú và quản lý tại cộng đồng, còn bệnh viện chúng tôi chỉ điều trị bệnh nâhn nhiễm HIV có biến chứng nặng hoặc những ca khó chuẩn đoán để đưa vào chương trình điều trị nên chúng tôi không quản lý bệnh nhân ngoài cộng đồng. PV: Được biết, vừa qua, Bộ Y tế đã có Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV giai đoạn 2018-2020. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này? Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Hiện chúng ta đang tiến hành kế hoạch triển khai ở 11 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Đồng Nai, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An và Thái Nguyên, với mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt được 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người, là những người trong nhóm nguy cơ cao. Những người có nguy cơ họ có thể đến và được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu không được sử dụng thuốc miễn phí thì họ có thể mua thuốc. Như ở Thành phố Hồ Chí Minh thì số nam quan hệ đồng tính nam họ đến mua thuốc rất đông. PV: Thưa ông, chi phí cho thuốc điều trị dự phòng này hiện nay đã được Bảo hiểm Y tế chi trả chưa? Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay chưa có chi trả của Bảo hiểm Y tế. Chúng ta đang có nguồn thuốc viện trợ theo nguyên tắc cùng chi trả. Chi phí mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng. Nhà tài trợ chi trả một nửa và người mua thuốc chi trả một nửa, là khoảng 500.000 đồng. PV: Như vậy, qua các thông tin trao đổi tại tọa đàm chúng ta thấy, hiện nay, những người phơi nhiễm HIV phải được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ, tối ưu là 6 giờ đầu. Sau 72 giờ, việc điều trị dự phòng không còn có giá trị. Còn đối tượng thứ hai là những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo họ cần được tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm như một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện. Hy vọng, với những ý kiến của chuyên gia, bạn đọc nắm được một số thông tin cơ bản và quy trình xử trí sau khi phơi nhiễm HIV cần thiết để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Xin trân trọng cám ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi, gửi câu hỏi./.">Các chuyên gia trao đổi tại Tọa đàm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

PV: Thưa Phó Cục trưởng, Dự phòng trước phơi nhiễm HIV được chứng minh rất hiệu quả với những nhóm đối tượng nào?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay có chỉ định cho nhóm nam quan hệ đồng giới nam, bạn tình của họ và nhóm chuyển giới nữ và bạn tình của họ, và cả những người sử dụng ma túy mà họ có nguy cơ.

Dự phòng trước phơi nhiễm thì về nguyên tắc là người nào có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là các cặp bạn tình trái dấu, nghĩa là giữa một người nhiễm HIV và một người không nhiễm HIV thì người không nhiễm HIV nên uống thuốc thường xuyên.

Tuy nhiên, PrEP chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai. Vì vậy, để hiệu quả hơn nên cùng PrEP đồng thời với bao cao su.

PV: Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đã triển khai chưa thưa bác sỹ Cấp?

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp: Mục tiêu của việc dự phòng trước phơi nhiễm là dự phòng cho những người có nguy cơ khi người ta vẫn còn khỏe mạnh ở cộng đồng nên chương trình sẽ triển khai ở các phòng khám ngoại trú và quản lý tại cộng đồng, còn bệnh viện chúng tôi chỉ điều trị bệnh nâhn nhiễm HIV có biến chứng nặng hoặc những ca khó chuẩn đoán để đưa vào chương trình điều trị nên chúng tôi không quản lý bệnh nhân ngoài cộng đồng.

PV: Được biết, vừa qua, Bộ Y tế đã có Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV giai đoạn 2018-2020. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Hiện chúng ta đang tiến hành kế hoạch triển khai ở 11 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Đồng Nai, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An và Thái Nguyên, với mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt được 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người, là những người trong nhóm nguy cơ cao.

Những người có nguy cơ họ có thể đến và được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu không được sử dụng thuốc miễn phí thì họ có thể mua thuốc. Như ở Thành phố Hồ Chí Minh thì số nam quan hệ đồng tính nam họ đến mua thuốc rất đông.

PV: Thưa ông, chi phí cho thuốc điều trị dự phòng này hiện nay đã được Bảo hiểm Y tế chi trả chưa?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay chưa có chi trả của Bảo hiểm Y tế. Chúng ta đang có nguồn thuốc viện trợ theo nguyên tắc cùng chi trả. Chi phí mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng. Nhà tài trợ chi trả một nửa và người mua thuốc chi trả một nửa, là khoảng 500.000 đồng.

PV: Như vậy, qua các thông tin trao đổi tại tọa đàm chúng ta thấy, hiện nay, những người phơi nhiễm HIV phải được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ, tối ưu là 6 giờ đầu. Sau 72 giờ, việc điều trị dự phòng không còn có giá trị.

Còn đối tượng thứ hai là những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo họ cần được tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm như một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện.

Hy vọng, với những ý kiến của chuyên gia, bạn đọc nắm được một số thông tin cơ bản và quy trình xử trí sau khi phơi nhiễm HIV cần thiết để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Xin trân trọng cám ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi, gửi câu hỏi./.

PV (Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/toa-dam-truc-tuyen-chuyen-gia-tu-van-cach-xu-ly-khi-bi-phoi-nhiem-hiv/531517.vnp