Tòa soạn báo được bao bọc bởi cổ vật khắp thế giới

Những bức tường của tháp Tribune, trụ sở chính của tờ báo Chicago Tribune (Mỹ), được bao quanh bởi rất nhiều hiện vật lấy từ các địa điểm nổi tiếng thế giới.

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng một số địa danh lịch sử nổi tiếng nhất thế giới, hãy đến Tribune Tower ở Chicago (Mỹ), nơi bức tường bao quanh tòa tháp được trang trí bởi các hiện vật được lấy từ hàng chục địa điểm nổi tiếng. Đây là một mảnh vỡ được lấy từ Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng một số địa danh lịch sử nổi tiếng nhất thế giới, hãy đến Tribune Tower ở Chicago (Mỹ), nơi bức tường bao quanh tòa tháp được trang trí bởi các hiện vật được lấy từ hàng chục địa điểm nổi tiếng. Đây là một mảnh vỡ được lấy từ Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Một viên gạch lấy từ mái vòm của Thánh đường St Peter ở Rome, Italy.

Một hiện vật hình sao có chứa đá từ hang Bethlehem, được cho là nơi Chúa Jesus ra đời. Ngày nay, đó là Thánh đường Nativity.

Một trong những hiện vật mới nhất được bổ sung vào tòa nhà là tác phẩm kim loại xoắn được lấy từ đống đổ nát của Trung tâm Thương mại Thế giới.

Ngày nay Tribune Tower là trụ sở chính của tờ báo Chicago Tribune, Tribune Media và Tronc, Inc. Trước đây gọi là Tribune Publishing.

Đây là một mảnh đá trang trí từ Nhà thờ Đức bà Paris. Những hiện vật này được các phóng viên của tờ Chicago Tribune thu thập tại các địa điểm nổi tiếng khi họ có dịp đặt chân đến, theo sự khuyến khích của ông chủ tờ báo, Robert R. McCormick.

Một cục đá màu đen, vật chứng trong cuộc tấn công quân sự bất ngờ Trân Châu Cảng, diễn ra vào ngày 7/12/1941.

Viên đá lớn này được lấy từ Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, có niên đại 2.600 năm trước Công nguyên.

Một mảnh đá lấy từ khu vực khảo cổ Petra ở miền nam Jordan.

Viên gạch từ lâu đài Edinburgh ở Scotland. Lâu đài Edinburgh chính hoàng gia Scotland tọa lạc trên mỏm đá Castle Rock, từng là nơi sinh sống của hoàng gia Scotland.

Blair Kamin, nhà phê bình kiến trúc của tờ Chicago Tribune cho biết McCormick nhấn mạnh các phóng viên của tờ báo thời đó thu thập các hiện vật một cách “đường đường chính chính”, do chưa có quy định chặt chẽ về việc bảo tồn các di tích vào thời điểm đó, nên việc thu thập các hiện vật rất hay diễn ra và dễ dàng. Trong ảnh là một mảnh vỡ từ bức tường Berlin, Đức.

McCormick có ý tưởng trang trí tòa nhà bằng các hiện vật sau khi ông trở về với một viên gạch từ một nhà thờ thời trung cổ ở Ypres (Pháp). Nhà thờ này đã bị phá hủy bởi pháo kích Đức vào năm 1914. Đây là vên gạch được lấy ra từ bức tường Nhà Trắng ở Washington DC, khi nó được xây dựng lại vào năm 1950.

Sau đó, ông khuyến khích nhân viên của mình thực hiện việc tương tự. Nhiều người tin rằng McCormick muốn chứng minh khả năng tiếp cận toàn cầu của tờ báo.

Hiện vật từ ngôi đền Taj Mahal, Ấn Độ.

Bộ sưu tập những hiện vật này từng có một viên đá lấy từ mặt trăng, được mượn từ Nasa. Tuy nhiên, nó đã được trả lại. Trong ảnh: Một tác phẩm điêu khắc hình khuôn mặt từ Houses of Parliament ở London, Anh.

Viên gạch này được lấy từ Nhà hát Opera Sydney, Australia, khai trương vào năm 1973.

Một trong những hiện vật nổi bật của tòa nhà là một miếng gạch vuông từ ngôi mộ của Tổng thống thứ 16 nước Mỹ, Abraham Lincoln, nằm trong nghĩa trang Oak Ridge, Springfield, bang Illinois.

Minh Hải
Ảnh: Chicago Architecture Theo Daily Mail

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/toa-nha-khao-co-duoc-bao-boc-boi-co-vat-khap-the-gioi-post751654.html