Toàn cảnh 'chảo lửa' khiến Tổng thống Trump muốn đẩy Iran xuống địa ngục

Sau loạt vụ tấn công ồ ạt khiến các nhà máy dầu khí trọng yếu của Ả-rập Xê-út biến thành 'chảo lửa', cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Trump tuyên bố 'đạn đã lên nòng' còn Iran cảnh báo đầy thách thức về một cuộc chiến tranh toàn diện. Không ít người lo ngại đặt câu hỏi, liệu ông Trump có thẳng tay ra đòn, đẩy Iran vào địa ngục như tuyên bố. Một cuộc tấn công của Mỹ vào Iran lúc này sẽ là thảm kịch bởi người ta không thể lường hết được hậu quả từ diễn biến này.

 Nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran đang đến gần hơn bao giờ hết

Nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran đang đến gần hơn bao giờ hết

Một cuộc tấn công ồ ạt vào các nhà máy dầu khí của Ả-rập Xê-út đã diễn ra vào cuối tuần vừa rồi

Hình ảnh cuộc tấn công vào nhà máy dầu khí của Ả-rập Xê-út

Cuộc tấn công này có thể sẽ là "giọt nước làm tràn ly", khiến cuộc đối đầu Mỹ-Iran vượt khỏi tầm kiểm soát

Sau cuộc tấn công, Tổng thống Trump tuyên bố "đạn đã lên nòng", sẵn sàng khai hỏa nhằm vào Iran

Trong khi đó, phía Iran cũng thách thức không kém, tuyên bố sẵn sàng chiến tranh toàn diện với Mỹ. (Trong ảnh là Tổng thống Iran)

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln - thứ vũ khí đang được Mỹ triển khai gần Iran

Máy bay ném bom B-52

Tên lửa Patriot đã được Mỹ đưa đến vùng Vịnh để sẵn sàng khai hỏa với Iran

Mỹ đang triển khai nhiều vũ khí tối tân đến sát Iran khi cuộc đối đầu giữa hai nước leo thang từng ngày

Đúng 3h sáng ngày 14/9, người dân ở thành phố dầu mỏ Abqaiq của Ả-rập Xê-út bị đánh thức bởi thứ gì khác hẳn với lời kêu gọi cầu nguyện trước bình minh. Hàng loạt tiếng nổ long trời lở đất kèm theo đó là những quả cầu lửa bốc lên ngùn ngụt từ nhà máy lọc dầu khổng lồ. Những ngọn lửa bốc cao lên trời. Những quả đạn được bắn đi từ máy bay không người lái. Người dân ở Abqaiq hoảng loạn tìm cách chạy trốn đến vùng sa mạc gần đó.

Vụ việc trên đã khiến giá dầu mỏ thế giới tăng vọt và đương nhiên làm gia tăng nguy cơ đáng sợ trong cuộc đối đầu đang hết sức nóng bỏng giữa Mỹ và Iran.

Ả-rập Xê-út và Mỹ nhanh chóng tin rằng, vụ tấn công nói trên là sản phẩm của Iran. Ngoại trưởng Mỹ State Mike Pompeo thẳng thừng tuyên bố Iran phải chịu trách nhiệm “cho hành động gây hấn đó”. Tổng thống Mỹ Donald Trump gay gắt hơn khi tuyên bố “đạn đã lên nòng” để sẵn sàng ngắm bắn về phía Iran. Tuy nhiên, sau đó ông này cũng nói rằng, ông vẫn cần phải đợi Ả-rập Xê-út có câu trả lời về việc Mỹ nên phản ứng với chuyện này như thế nào.

Iran cũng không chút nể sợ khi tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Mỹ. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thông báo họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho “một cuộc chiến tranh toàn diện” với Mỹ. Chỉ huy của lực lượng này – Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh cảnh báo, khu vực của họ hiện giờ “giống như thùng thuốc súng”. “Rất có thể một cuộc xung đột sẽ nổ ra do một sự hiểu lầm”, ông Hajizadeh nói.

Loạt vụ tấn công hồi cuối tuần đã đẩy Tổng thống Trump vào tình thế cực kỳ khó xử, tiến thoái lưỡng nan.

Ngày từ khi lên cầm quyền, ông Trump đã quyết liệt gia tăng áp lực tối đa lên Iran. Ông chủ Nhà Trắng hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015 dưới thời của Tổng thống Obama – một thỏa thuận từng được xem là bước ngoặt lịch sử mà theo đó Iran đồng ý giới hạn các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo. Ông Trump còn áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay để ngăn không cho Iran xuất khẩu dầu mỏ, buộc nước này phải giảm đáng kể sản lượng dần mỏ.

Nhưng liệu Mỹ có tấn công vào các nhà máy và mỏ dầu của Iran hay không sau khi tuyên bố “đạn đã lên nòng”. Trên thực tế, đây là vấn đề gây khó khăn với ông Trump bởi nếu làm thế, Nhà lãnh đạo nước Mỹ sẽ làm tổn thương các đồng minh như Ấn Độ, Nhật Bản. Hai nước này cùng với Trung Quốc vẫn mua dầu mỏ từ Iran nhưng tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách không sử dụng đồng USD để giao dịch mà sử dụng hệ thống trao đổi hàng hóa.

Một cuộc tấn công vào Iran lúc này cũng đẩy giá dầu mỏ tăng vọt ngay trước thềm cuộc bầu cử vào năm 2020 ở Mỹ. Đây là điều không có lợi cho ông Trump khi người tiêu dùng Mỹ vốn đã đang phải hứng chịu hậu quả từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc.

Hơn nữa, dù có nhiều tuyên bố cứng rắn và có phần hiếu chiến, Tổng thống Trump thực sự vẫn đang xây dựng hình ảnh mình là một người tạo hòa bình, một chính khách hòa giải. Chúng ta gần đây đã chứng kiến ông Trump sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia có tư tưởng diều hâu - ông John Bolton. Ông Bolton luôn giữ lập trường dội bom các nước thù địch. Chúng ta cũng chứng kiến ông Trump đang tìm cách lôi kéo Taliban, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và gần đây là Tổng thống Iran Rouhani đến bàn đàm phán. Tuy nhiên, ông Trump đang gặp khó vì thiếu một cố vấn an ninh quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ mới nhậm chức từ tháng Bảy.

Trong bối cảnh thiếu những cố vấn đáng tin cận và khi căng thẳng leo thang từng ngày, nguy cơ Mỹ và Iran rơi vào một cuộc chiến tranh địa ngục đang ngày trở nên rõ ràng hơn.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/tin-anh/201909/toan-canh-chao-lua-khien-tong-thong-trump-muon-day-iran-xuong-dia-nguc-640292/