Toàn cảnh vụ án chạy thận làm 9 người chết: Luật sư sẽ kiến nghị Bộ Công an rút hồ sơ điều tra

Toàn cảnh vụ án chạy thận làm 9 người chết: Luật sư sẽ kiến nghị Bộ Công an rút hồ sơ điều tra

Sau khi TAND TP Hòa Bình tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ tình tiết mới, luật sư cho biết sẽ kiến nghị để Bộ Công an rút hồ sơ điều tra đảm bảo tính khách quan.

Sẽ kiến nghị Bộ Công an rút hồ sơ để điều tra

S

au phiên tòa chiều 5/6 tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình, luật sư Nguyễn Danh Huế (bào chữa cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) chia sẻ: “Tôi cho rằng phán quyết của Tòa án là khách quan, dân chủ và thượng tôn pháp luật. Những vấn đề cơ bản của vụ án đã được chỉ ra, tiếp theo là những chứng cứ về việc gỡ tội, buộc tội cần làm rõ, quá trình điều tra vi phạm tố tụng hình sự, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Diễn biến phiên tòa này đáp ứng được sự mong mỏi của luật sư cũng như dư luận”.

Luật sư Nguyễn Danh Huế (Đoàn Luật sư Hà Nội)

“ Nếu trả hồ sơ cho cơ quan cũ (Viện Kiểm sát tỉnh Hòa Bình) điều tra sẽ khó đảm bảo tính khách quan. ”

Luật sư Huế

Ông Huế cũng bày tỏ quan điểm, sự cố y khoa nghiêm trọng là sự mất mát đau đớn nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại góc khuất trong nền y tế.

Từ đó, góp phần ban hành đầy đủ các văn bản luật để hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về y tế. Ông Huế cũng cho rằng từ vụ việc trên cho thấy hệ thống đấu thầu trong mảng y tế có những mảng tối.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Công an rút hồ sơ để điều tra.”

Vị luật sư cho rằng, việc Tòa quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu trả lại cho chính cơ quan cũ (Viện Kiểm sát tỉnh Hòa Bình - pv) điều tra bổ sung thì sẽ không đảm bảo tính khách quan.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị lên Bộ Công an để đơn vị này rút hồ sơ điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan, thượng tôn pháp luật trong quá trình điều tra” – ông Huế nói.

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế: Thời hạn điều tra bổ sung vụ án hình sự là khoảng 1 tháng nhưng có thể gia hạn lên đến 2 tháng.

Sau khi cơ quan cảnh sát điều tra ra kết luận sẽ chuyển sang Viện Kiểm sát. Quá trình Viện Kiểm sát hoàn tất cáo trạng truy tố để chuyển sang Tòa cũng phải mất khoảng 2 tháng.

Kiến nghị khởi tố 2 Trưởng khoa của BV đa khoa tỉnh Hòa Bình

Chiều 5/6, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hòa Bình quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong để tiếp tục làm rõ các tình tiết mới xuất hiện tại tòa. HĐXX cũng kiến nghị xem xét khởi tố 2 trưởng khoa của bệnh viện này.

Hội đồng xét xử tuyên trả hồ sơ vụ án.

Theo HĐXX, nguyên nhân gây chết người được cho là do tồn dư hóa chất trong đường ống chạy thận RO số 2. Phiên tòa vừa qua diễn ra theo phương châm dân chủ, đúng quy trình pháp luật, quá trình tranh tụng diễn ra công khai, tạo điều kiện cho người tham gia được tranh tụng.

Sau thời gian nghị án, HĐXX xét thấy cần làm rõ một số vấn đề sau: Vụ án có dấu hiệu vi phạm luật trong tố tụng điều tra, chứng cứ buộc tội bị cáo Hoàng Công Lương chưa đầy đủ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, quá trình xét xử xuất hiện một số tài liệu mới chưa thể là rõ tại phiên tòa.

Chiều 5/6, khoảng 40 bác sỹ mặc áo xanh từ Hà Nội đến dự phiên tòa với mong muốn HĐXX đưa ra phán quyết công tâm.

Theo đó, HĐXX kiến nghị điều tra làm rõ chứng cứ buộc tội, gỡ tội của bị cáo Hoàng Công Lương, xác định trách nhiệm của Hoàng Công Lương trong việc trước khi ra y lệnh bị cáo có báo cáo Khoa Hồi sức tích cực hay không? Có báo cáo hệ thống lọc nước RO số 2 có đảm bảo không? Làm rõ việc thay đổi lời khai của bị cáo Lương, bị cáo Lương có được phân công quản lý tại Đơn nguyên thận nhân tạo? Điều tra việc Hoàng Công Lương ký y lệnh cho bác sỹ Linh và Huyền khi chạy thận cho 18 bệnh nhân sáng 29/5/2017.

Bên cạnh đó, HĐXX kiến nghị xem xét khởi tố điều tra đối với ông Hoàng Đình Khiếu (PGĐ BVĐK tỉnh Hòa Bình) và ông Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình) để làm rõ trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

HĐXX sơ thẩm kiến nghị cần điều tra làm rõ trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc bệnh viên đa khoa Hòa Bình) và ông Đỗ Anh Tuấn (giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn) trong việc liên danh, liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng, vật tư y tế. Đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước phát sinh từ các hợp đồng đã ký kết giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình.

HĐXX cũng cho rằng cần điều tra làm rõ việc ra y lệnh chạy thận và bàn giao hệ thống lọc nước RO số 2 sau khi bảo dưỡng, sữa chữa có hay không liên quan đến các bác sỹ Nguyễn Mạnh Linh, Phạm Thị Huyền và các điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hậu.

Điều tra, làm rõ đối với ông Hoàng Đình Khiếu, Đinh Tiến Công, Hoàng Công Tình trong việc ghi thêm nội dung phân công nhiệm vụ của bị cáo Hoàng Công Lương vào các biên bản họp khoa Hồi sức tích cực cuối năm 2015 và 2016.

Trách nhiệm của Bộ Y tế ở đâu?

Cũng ở phiên tòa, HĐXX kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với Bộ Y tế trong việc ban hành 2 văn bản số 4342/BYT-PC ngày 2/8/2017 gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình và Công văn số 2322/BYT-PC ngày 27/4/2018 gửi công ty luật Nguyễn Chiến có nội dung mâu thuẫn về quy trình xét nghiệm mẫu nước RO theo tiêu chuẩn AAMI.

Đại diện Bộ Y tế - ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế).

HĐXX cũng cho rằng cần làm rõ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa của Bộ Y tế trong việc cho các cơ sở công lập thực hiện liên danh, liên kết, góp vốn để mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ có đúng quy định không? Xem xét trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy trình kỹ thuật thận nhân tạo trong đó có quy trình kỹ thuật và kiểm soát chất lượng nước RO?

Cuối cùng, HĐXX cho rằng cần truy trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình trong việc cấp phép, quản lý thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của BVĐK tỉnh Hòa Bình trong đó có hoạt động thận nhân tạo.

Đơn nguyên thận nhân tạo hoạt động 6 năm không phép?

+ Ngày 8/3/2010, đơn nguyên thận nhân tạo (BVĐK tỉnh Hòa Bình) được thành lập, sau đó ít ngày thì đi vào hoạt động.

+ Năm 2014 BVĐK tỉnh Hòa Bình mới làm công văn xin Sở Y tế Hòa Bình cấp thêm.

+ Năm 2016, bệnh viện được phê duyệt bổ sung thêm danh mục kỹ thuật về lọc máu.

Hàng loạt tình tiết bất ngờ tại phiên tòa

Trong ngày xét xử đầu tiên (15/5), ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốcBệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) đang ở nước ngoài, không dự phiên tòa.

HĐXX nêu rõ việc đã 2 lần gửi giấy mời đề nghị đến ông Dương đến phiên tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vu liên quan nhưng ông Dương vẫn vắng mặt.

Trong phiên tòa chiều 16/5, bị cáo Lương xin giữ quyền im lặng tại tòa.

Bác sỹ Lương (mặc áo xanh) tại phiên tòa

Khi được HĐXX đặt câu hỏi, bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo nhận được thông tin bên người Viện Kiểm sát quy kết tội cho Lương là nếu không ký thì chuyện chết người không xảy ra.

Trong buổi sáng 16/5, Viện Kiểm sát hỏi có hướng quy tội cho bị cáo Lương, chính vì thế bị cáo Lương không tin tưởng Viện Kiểm sát và xin được giữ quyền im lặng, ủy quyền cho luật sư.

Sau ý kiến của bị cáo Hoàng Công Lương, hội trường vỗ tay.

Tại phiên xét xử sáng 17/5, trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Bùi Mạnh Quốc cho biết từng đề nghị thay cả 4 màng lọc RO trong hệ thống lọc nước nhưng không được đồng ý, chỉ cho thay 2 màng lọc, tẩy rửa 2 màng còn lại vì nếu thay cả 4 màng lọc, giá sẽ tăng lên khoảng 10 đến 12 triệu đồng.

Trong khi đó bị cáo Trần Văn Sơn khai nhận, sau khi xảy ra sự cố, được sự đồng ý của Đơn nguyên Thận nhân tạo về việc tẩy trùng, tiệt trùng lại hệ thống RO.

Trong phiên xét xử ngày 18/5, luật sư Nguyễn Hoàng Trung (đại diện cho gia đình các nạn nhân) xin đính chính thêm một nạn nhân tử vong, nâng tổng số người chết lên con số 9. HĐXX sau đó chấp nhận.

Luật sư Nguyễn Hoàng Trung xin đính chính thêm số nạn nhân tử vong

Trong phiên xét xử 21/5, người nhà các nạn nhân đề nghị tuyên bác sỹ Lương vô tội vì bác sỹ đã cố gắng giúp đỡ người dân. Bên cạnh đó, điều dưỡng thừa nhận được chỉ đạo ghi thêm nội dung vào cuốn sổ phân công.

Trong phiên tòa sáng 22/5, sau khi HĐXX công bố lời khai của ông Trương Quý Dương và ông Trần Đình Thắng, các bị cáo đồng loạt phản bác lời khai của hai người này. Bác sỹ Lương tiếp tục cho rằng bản thân không được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên thận nhân tạo như lời khai của ông Dương.

Tại phiên xét xử ngày thứ 9 – (25/5), luật sư bào chữa cho bác sỹ Lương đề nghị HĐXX xem xét khởi tố hình sự ông Trương Quý Dương về hành vi lợi dụng chức quyền, làm giả giấy tờ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo các luật sư, nhiều tài liệu, chứng cứ đã bị bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án một cách khó hiểu, dẫn đến có thể lọt người lọt tội; trong khi đó quá trình hỏi cung đối với các bị cáo, nhân chứng có dấu hiệu mớm cung, thông cung rõ rệt.

Trong phiên tòa chiều 28/5, luật sư Nguyễn Danh Huế đưa ra thông tin gây sốc khi cho rằng Hòa Bình là tỉnh nghèo nhưng bệnh nhân ở BVĐK tỉnh lại phải chịu chi phí chạy thận đắt một cách phi lý (7,7 USD/ca chạy thận), trong khi tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) giá chỉ 3,5-4 USD/ca. Ông Huế cho rằng đây là điều rất phi lý và đề nghị xem xét trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương (nguyên giám đốc BVĐK tỉnh).

Ngày xét xử 28/5: Luật sư chỉ ra lỗi đánh máy của Bộ Y tế, Tòa quay lại phần xét hỏi.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận

Luật sư Trần Hồng Phúc (người bào chữa cho bác sỹ Hoàng Công Lương) chỉ ra lỗi nguy hiểm của Bộ Y tế dẫn đến tình huống bất lợi cho thân chủ mình.

Bà Phúc trình bày tại tòa, sau khi sự cố xảy ra, CQĐT công an tỉnh Hòa Bình đã gửi công văn đến Bộ Y tế gồm 6 câu hỏi. Bộ Y tế phúc đáp bằng công văn số 4342. Trong 6 câu, câu hỏi thứ 4 có nội dung là: "Sau khi sửa chữa hệ thống nước RO số 2, có cần thiết phải xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn nước trước khi đưa hệ thống lọc nước vào sử dụng hay không, căn cứ vào văn bản nào và hướng dẫn cụ thể nào?".

Tuy nhiên, trong công văn số 4342, sau khi đối chiếu luật sư phát hiện thấy xuất hiện thuật ngữ "AAMI" ở phần câu hỏi, tức là công văn này đã tự ý biên tập, chỉnh sửa so với câu hỏi gốc của CQĐT.

Cụ thể, câu hỏi đã được chỉnh sửa thể hiện trong công văn số 4342 của Bộ Y tế là: "Có nhất thiết phải xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn AAMI hay không?". Luật sư Phúc cho rằng, đây là một nhầm lẫn tai hại, rất nguy hiểm.

Cũng trong phần tranh luận với Viện Kiểm sát sáng 30/5, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bác sỹ Lương) đề nghị Viện Kiểm sát xác định trách nhiệm của Bộ Y tế để có những kiến nghị kịp thời về công tác quản lý thiết bị y tế của nhà nước. "Tôi không đồng ý với cách trả lời của Bộ Y tế. Nếu như không có cảnh báo sẽ còn nhiều sự cố như Hòa Bình xảy ra", luật sư Phúc nói.

Sau khi TAND TP Hòa Bình tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ tình tiết mới, luật sư cho biết sẽ kiến nghị để Bộ Công an rút hồ sơ điều tra đảm bảo tính khách quan.

Sẽ kiến nghị Bộ Công an rút hồ sơ để điều tra

S

au phiên tòa chiều 5/6 tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình, luật sư Nguyễn Danh Huế (bào chữa cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) chia sẻ: “Tôi cho rằng phán quyết của Tòa án là khách quan, dân chủ và thượng tôn pháp luật. Những vấn đề cơ bản của vụ án đã được chỉ ra, tiếp theo là những chứng cứ về việc gỡ tội, buộc tội cần làm rõ, quá trình điều tra vi phạm tố tụng hình sự, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Diễn biến phiên tòa này đáp ứng được sự mong mỏi của luật sư cũng như dư luận”.

Luật sư Nguyễn Danh Huế (Đoàn Luật sư Hà Nội)

“ Nếu trả hồ sơ cho cơ quan cũ (Viện Kiểm sát tỉnh Hòa Bình) điều tra sẽ khó đảm bảo tính khách quan. ”

Luật sư Huế

Ông Huế cũng bày tỏ quan điểm, sự cố y khoa nghiêm trọng là sự mất mát đau đớn nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại góc khuất trong nền y tế.

Từ đó, góp phần ban hành đầy đủ các văn bản luật để hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về y tế. Ông Huế cũng cho rằng từ vụ việc trên cho thấy hệ thống đấu thầu trong mảng y tế có những mảng tối.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Công an rút hồ sơ để điều tra.”

Vị luật sư cho rằng, việc Tòa quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu trả lại cho chính cơ quan cũ (Viện Kiểm sát tỉnh Hòa Bình - pv) điều tra bổ sung thì sẽ không đảm bảo tính khách quan.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị lên Bộ Công an để đơn vị này rút hồ sơ điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan, thượng tôn pháp luật trong quá trình điều tra” – ông Huế nói.

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế: Thời hạn điều tra bổ sung vụ án hình sự là khoảng 1 tháng nhưng có thể gia hạn lên đến 2 tháng.

Sau khi cơ quan cảnh sát điều tra ra kết luận sẽ chuyển sang Viện Kiểm sát. Quá trình Viện Kiểm sát hoàn tất cáo trạng truy tố để chuyển sang Tòa cũng phải mất khoảng 2 tháng.

Kiến nghị khởi tố 2 Trưởng khoa của BV đa khoa tỉnh Hòa Bình

Chiều 5/6, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hòa Bình quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong để tiếp tục làm rõ các tình tiết mới xuất hiện tại tòa. HĐXX cũng kiến nghị xem xét khởi tố 2 trưởng khoa của bệnh viện này.

Hội đồng xét xử tuyên trả hồ sơ vụ án.

Theo HĐXX, nguyên nhân gây chết người được cho là do tồn dư hóa chất trong đường ống chạy thận RO số 2. Phiên tòa vừa qua diễn ra theo phương châm dân chủ, đúng quy trình pháp luật, quá trình tranh tụng diễn ra công khai, tạo điều kiện cho người tham gia được tranh tụng.

Sau thời gian nghị án, HĐXX xét thấy cần làm rõ một số vấn đề sau: Vụ án có dấu hiệu vi phạm luật trong tố tụng điều tra, chứng cứ buộc tội bị cáo Hoàng Công Lương chưa đầy đủ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, quá trình xét xử xuất hiện một số tài liệu mới chưa thể là rõ tại phiên tòa.

Chiều 5/6, khoảng 40 bác sỹ mặc áo xanh từ Hà Nội đến dự phiên tòa với mong muốn HĐXX đưa ra phán quyết công tâm.

Theo đó, HĐXX kiến nghị điều tra làm rõ chứng cứ buộc tội, gỡ tội của bị cáo Hoàng Công Lương, xác định trách nhiệm của Hoàng Công Lương trong việc trước khi ra y lệnh bị cáo có báo cáo Khoa Hồi sức tích cực hay không? Có báo cáo hệ thống lọc nước RO số 2 có đảm bảo không? Làm rõ việc thay đổi lời khai của bị cáo Lương, bị cáo Lương có được phân công quản lý tại Đơn nguyên thận nhân tạo? Điều tra việc Hoàng Công Lương ký y lệnh cho bác sỹ Linh và Huyền khi chạy thận cho 18 bệnh nhân sáng 29/5/2017.

Bên cạnh đó, HĐXX kiến nghị xem xét khởi tố điều tra đối với ông Hoàng Đình Khiếu (PGĐ BVĐK tỉnh Hòa Bình) và ông Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình) để làm rõ trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

HĐXX sơ thẩm kiến nghị cần điều tra làm rõ trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc bệnh viên đa khoa Hòa Bình) và ông Đỗ Anh Tuấn (giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn) trong việc liên danh, liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng, vật tư y tế. Đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước phát sinh từ các hợp đồng đã ký kết giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình.

HĐXX cũng cho rằng cần điều tra làm rõ việc ra y lệnh chạy thận và bàn giao hệ thống lọc nước RO số 2 sau khi bảo dưỡng, sữa chữa có hay không liên quan đến các bác sỹ Nguyễn Mạnh Linh, Phạm Thị Huyền và các điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hậu.

Điều tra, làm rõ đối với ông Hoàng Đình Khiếu, Đinh Tiến Công, Hoàng Công Tình trong việc ghi thêm nội dung phân công nhiệm vụ của bị cáo Hoàng Công Lương vào các biên bản họp khoa Hồi sức tích cực cuối năm 2015 và 2016.

Trách nhiệm của Bộ Y tế ở đâu?

Cũng ở phiên tòa, HĐXX kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với Bộ Y tế trong việc ban hành 2 văn bản số 4342/BYT-PC ngày 2/8/2017 gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình và Công văn số 2322/BYT-PC ngày 27/4/2018 gửi công ty luật Nguyễn Chiến có nội dung mâu thuẫn về quy trình xét nghiệm mẫu nước RO theo tiêu chuẩn AAMI.

Đại diện Bộ Y tế - ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế).

HĐXX cũng cho rằng cần làm rõ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa của Bộ Y tế trong việc cho các cơ sở công lập thực hiện liên danh, liên kết, góp vốn để mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ có đúng quy định không? Xem xét trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy trình kỹ thuật thận nhân tạo trong đó có quy trình kỹ thuật và kiểm soát chất lượng nước RO?

Cuối cùng, HĐXX cho rằng cần truy trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình trong việc cấp phép, quản lý thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của BVĐK tỉnh Hòa Bình trong đó có hoạt động thận nhân tạo.

Đơn nguyên thận nhân tạo hoạt động 6 năm không phép?

+ Ngày 8/3/2010, đơn nguyên thận nhân tạo (BVĐK tỉnh Hòa Bình) được thành lập, sau đó ít ngày thì đi vào hoạt động.

+ Năm 2014 BVĐK tỉnh Hòa Bình mới làm công văn xin Sở Y tế Hòa Bình cấp thêm.

+ Năm 2016, bệnh viện được phê duyệt bổ sung thêm danh mục kỹ thuật về lọc máu.

Hàng loạt tình tiết bất ngờ tại phiên tòa

Trong ngày xét xử đầu tiên (15/5), ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốcBệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) đang ở nước ngoài, không dự phiên tòa.

HĐXX nêu rõ việc đã 2 lần gửi giấy mời đề nghị đến ông Dương đến phiên tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vu liên quan nhưng ông Dương vẫn vắng mặt.

Trong phiên tòa chiều 16/5, bị cáo Lương xin giữ quyền im lặng tại tòa.

Bác sỹ Lương (mặc áo xanh) tại phiên tòa

Khi được HĐXX đặt câu hỏi, bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo nhận được thông tin bên người Viện Kiểm sát quy kết tội cho Lương là nếu không ký thì chuyện chết người không xảy ra.

Trong buổi sáng 16/5, Viện Kiểm sát hỏi có hướng quy tội cho bị cáo Lương, chính vì thế bị cáo Lương không tin tưởng Viện Kiểm sát và xin được giữ quyền im lặng, ủy quyền cho luật sư.

Sau ý kiến của bị cáo Hoàng Công Lương, hội trường vỗ tay.

Tại phiên xét xử sáng 17/5, trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Bùi Mạnh Quốc cho biết từng đề nghị thay cả 4 màng lọc RO trong hệ thống lọc nước nhưng không được đồng ý, chỉ cho thay 2 màng lọc, tẩy rửa 2 màng còn lại vì nếu thay cả 4 màng lọc, giá sẽ tăng lên khoảng 10 đến 12 triệu đồng.

Trong khi đó bị cáo Trần Văn Sơn khai nhận, sau khi xảy ra sự cố, được sự đồng ý của Đơn nguyên Thận nhân tạo về việc tẩy trùng, tiệt trùng lại hệ thống RO.

Trong phiên xét xử ngày 18/5, luật sư Nguyễn Hoàng Trung (đại diện cho gia đình các nạn nhân) xin đính chính thêm một nạn nhân tử vong, nâng tổng số người chết lên con số 9. HĐXX sau đó chấp nhận.

Luật sư Nguyễn Hoàng Trung xin đính chính thêm số nạn nhân tử vong

Trong phiên xét xử 21/5, người nhà các nạn nhân đề nghị tuyên bác sỹ Lương vô tội vì bác sỹ đã cố gắng giúp đỡ người dân. Bên cạnh đó, điều dưỡng thừa nhận được chỉ đạo ghi thêm nội dung vào cuốn sổ phân công.

Trong phiên tòa sáng 22/5, sau khi HĐXX công bố lời khai của ông Trương Quý Dương và ông Trần Đình Thắng, các bị cáo đồng loạt phản bác lời khai của hai người này. Bác sỹ Lương tiếp tục cho rằng bản thân không được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên thận nhân tạo như lời khai của ông Dương.

Tại phiên xét xử ngày thứ 9 – (25/5), luật sư bào chữa cho bác sỹ Lương đề nghị HĐXX xem xét khởi tố hình sự ông Trương Quý Dương về hành vi lợi dụng chức quyền, làm giả giấy tờ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo các luật sư, nhiều tài liệu, chứng cứ đã bị bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án một cách khó hiểu, dẫn đến có thể lọt người lọt tội; trong khi đó quá trình hỏi cung đối với các bị cáo, nhân chứng có dấu hiệu mớm cung, thông cung rõ rệt.

Trong phiên tòa chiều 28/5, luật sư Nguyễn Danh Huế đưa ra thông tin gây sốc khi cho rằng Hòa Bình là tỉnh nghèo nhưng bệnh nhân ở BVĐK tỉnh lại phải chịu chi phí chạy thận đắt một cách phi lý (7,7 USD/ca chạy thận), trong khi tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) giá chỉ 3,5-4 USD/ca. Ông Huế cho rằng đây là điều rất phi lý và đề nghị xem xét trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương (nguyên giám đốc BVĐK tỉnh).

Ngày xét xử 28/5: Luật sư chỉ ra lỗi đánh máy của Bộ Y tế, Tòa quay lại phần xét hỏi.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận

Luật sư Trần Hồng Phúc (người bào chữa cho bác sỹ Hoàng Công Lương) chỉ ra lỗi nguy hiểm của Bộ Y tế dẫn đến tình huống bất lợi cho thân chủ mình.

Bà Phúc trình bày tại tòa, sau khi sự cố xảy ra, CQĐT công an tỉnh Hòa Bình đã gửi công văn đến Bộ Y tế gồm 6 câu hỏi. Bộ Y tế phúc đáp bằng công văn số 4342. Trong 6 câu, câu hỏi thứ 4 có nội dung là: "Sau khi sửa chữa hệ thống nước RO số 2, có cần thiết phải xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn nước trước khi đưa hệ thống lọc nước vào sử dụng hay không, căn cứ vào văn bản nào và hướng dẫn cụ thể nào?".

Tuy nhiên, trong công văn số 4342, sau khi đối chiếu luật sư phát hiện thấy xuất hiện thuật ngữ "AAMI" ở phần câu hỏi, tức là công văn này đã tự ý biên tập, chỉnh sửa so với câu hỏi gốc của CQĐT.

Cụ thể, câu hỏi đã được chỉnh sửa thể hiện trong công văn số 4342 của Bộ Y tế là: "Có nhất thiết phải xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn AAMI hay không?". Luật sư Phúc cho rằng, đây là một nhầm lẫn tai hại, rất nguy hiểm.

Cũng trong phần tranh luận với Viện Kiểm sát sáng 30/5, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bác sỹ Lương) đề nghị Viện Kiểm sát xác định trách nhiệm của Bộ Y tế để có những kiến nghị kịp thời về công tác quản lý thiết bị y tế của nhà nước. "Tôi không đồng ý với cách trả lời của Bộ Y tế. Nếu như không có cảnh báo sẽ còn nhiều sự cố như Hòa Bình xảy ra", luật sư Phúc nói.

Nội dung: Lê Tùng - Nguyễn Hiền

Nguồn VOV: http://vov.vn/phap-luat/vu-an-chay-than-luat-su-se-kien-nghi-bo-cong-an-rut-ho-so-de-dieu-tra-773202.vov