'Tôi không muốn người Việt mình dùng quá nhiều kháng sinh'

Nỗi ám ảnh từ bé thơ, thường xuyên phải sử dụng kháng sinh ngay cả khi chỉ mắc các bệnh thông thường, BS Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam - đã nghiên cứu nhiều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, giảm đau trong các chứng viêm họng, viêm amidan.

PV: Thưa ông, có một lần nào đó trên truyền hình, tôi nghe ông nói nhiều về một nỗi ám ảnh trẻ thơ, về bệnh tật, về những cơ duyên trong cuộc đời mình….

BS Hoàng Sầm: Trong trí nhớ của một bác sĩ là tôi đây, những tháng ngày thơ ấu gắn liền với… thuốc penicillin. Tôi không hiểu vì nguyên nhân gì mà thời bé, tôi thường xuyên bị đau họng. Đến năm 17 tuổi, tôi bị viêm tim, thấp tim, cũng bởi lý do sâu xa là viêm họng và amidan bị to. Tôi luôn sống trong tình trạng sưng amidan, đau không ăn không uống được, họng sưng to chẹn hết cả đường thở.

Những năm chiến tranh loạn lạc, mỗi lần viêm họng là tôi bị đè ra tiêm Penicillin. Thế hệ chúng tôi có lẽ không người nào là chưa từng bị tiêm thứ thuốc kinh khủng này. Vừa mới rút kim tiêm ra, là cái đau xộc đến một cách khủng khiếp. Đau đến “tè” ướt cả quần. Từ đó gây ra một nỗi sợ. Tôi sợ penicillin đến mức, họng đau thế, không thể thở được như thế, không ăn uống được như thế, nhưng tôi thà chịu trận còn hơn bị tiêm… Bây giờ nhắc lại, tôi vẫn còn y nguyên cảm giác ớn lạnh với các mũi tiêm như thế.

Bác sĩ Hoàng Sầm bên cây thuốc cúc lục lăng được trồng làm cảnh

PV: Theo tôi được biết, kháng sinh đâu có tác dụng gì đối với các loại virus gây bệnh, như trong các bệnh viêm họng, viêm amidan – căn bệnh ông mắc từ thơ ấu?

BS Hoàng Sầm: Đúng thế, nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Người bệnh vẫn tự ý dùng kháng sinh. Thế nên mới có tình trạng kháng kháng sinh nặng nề, đặt ra một bài toán khó khăn cho ngành y tế như hiện nay. Bạn cứ hình dung thế này, viêm họng do một loại virus có tên là Octomiosovidede gây ra. Virus này là một nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên, từ đây gây ra những rối loạn tại chỗ như viêm, phù nề, đau, xuất tiết…; sau đó mới xâm nhập vào cơ thể tiếp tục gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn. Khi mắc virus, trong những ngày đầu, khi vi khuẩn chưa “ăn theo” virus để tấn công cơ thể, thì việc sử dụng kháng sinh không có hiệu quả, thậm chí còn làm cơ thể suy yếu thêm.

PV: Có phải vì những trăn trở ấy mà ông đã dành phần lớn cuộc đời làm khoa học của mình để nghiên cứu một loại thảo dược thay thế?

BS Hoàng Sầm: Ám ảnh của những mũi tiêm từ ngày bé, lại kế thừa 13 đời làm thuốc của gia đình, tôi biết có những loại cây cỏ có tác dụng rất thần kỳ. Ví như với chứng viêm họng, viêm amidan của tôi. Hồi mới 6 tuổi, với cái chứng viêm họng, viêm amidan triền miên của tôi, bố thường nhét 1-2 cái lá khô vào túi vải, dặn tôi mỗi lần có dấu hiệu sưng đau là nhai liền. Đó là một thứ lá có mùi thơm, ngai ngái và có vị hơi chát, nhạt nhạt, dễ nhai. Các dấu hiệu viêm, sưng, đau nhanh chóng hết, nên tôi thích thứ lá này lắm. Vì bé nên bố không nói cho tôi lá gì. Sau này chiến tranh, tôi mất liên lạc với gia đình, nên vừa tìm cách tìm lại gia đình, tôi phải thêm một nhiệm vụ: tìm lại chiếc lá khô ngày xưa ấy. Và khi đã trở thành một bác sĩ, tìm lại quê nhà trên miền cao Tây Bắc, tôi mới thấy lại “người xưa”, đó chính là lá của cây cúc lục lăng – loài cúc cho hoa rất đẹp.

BS Hoàng Sầm: Vì thân cây của nó có 6 cạnh. Trông qua, cây này gần giống với cây vòi voi, đại vĩ đao, nhưng hoàn toàn không phải. Đây là thảo dược đã được nghiên cứu ở Ấn độ, Trung Quốc từ rất lâu, chỉ mọc ở vùng biên viễn của Trung Quốc và Việt Nam. Đó là những vùng lạnh giá, khí hậu khắc nghiệt, có độ cao 1200-1500m so với mực nước biển. Cây có thể mọc ở một vài vùng khác, nhưng tác dụng không được đặc hiệu với bệnh tật so với những cây sống ở vùng biên viễn này.

PV. Vậy làm sao bác sĩ đưa cúc lục lăng về được miền xuôi?

BS Hoàng Sầm: Tôi đã nghiên cứu chiết xuất để giữ được 39 hợp chất có trong cây cúc lục lăng, phối hợp với một số thảo dược có tác dụng kháng viêm khác bào chế ra sản phẩm An Hầu Đan dùng trong các trường hợp viêm họng cấp, mãn tính, viêm amidan. Nếu được sử dụng sớm trong vòng 6-12h đầu tính từ khi virus tấn công, thì tình trạng viêm sẽ bị đẩy lùi. Chỉ mong người dân hiểu được về tác dụng của cúc lục lăng để tự bảo vệ sức khỏe của mình, để dự trữ sẵn phòng khi virus tấn công bất thình lình. Tôi không muốn người Việt mình dùng quá nhiều kháng sinh – như tôi ngày xưa.

PV: Chân thành cảm ơn ông.

Đinh Phương

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/ky-nang/toi-khong-muon-nguoi-viet-minh-dung-qua-nhieu-khang-sinh-post48393.html