“Tôi sẽ bảo vệ đến cùng ý tưởng trả cổ tức theo thị giá”

Trong Dự thảo Sửa đổi Nghị định 139 hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đang lấy ý kiến lần cuối để chuẩn bị ban hành có một quy định thu hút sự quan tâm của TTCK, đó là chi trả cổ tức theo thị giá. Mặc dù nội dung này vấp phải sự không đồng tình của không ít DN và NĐT nhưng TS. Nguyễn Đình Cung, đại diện Ban soạn thảo, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định: "Tôi sẽ bào vệ đến cùng ý tưởng trả cổ tức theo thị giá".

Sau khi tiếp thu ý kiến của các bên liên quan, sở dĩ Ban soạn thảo vẫn bảo lưu quy định: “Giá trị của cổ phiếu được sử dụng để thanh toán cổ tức phải được tính theo giá trị trường tại ngày quyết định chi trả cổ tức; mỗi cổ đông được nhận số cổ phiếu có giá trị tương đương với số cổ tức như trường hợp công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt", là bởi nhiều lý do. Trước hết là xuất phát từ mô hình quản trị công ty. Theo đó, lợi ích của cổ đông chỉ được đảm bảo trên cơ sở lợi ích bền vững của DN được duy trì và ngày càng phát triển. Điều này có nghĩa là lợi ích của cổ đông luôn gắn rất chặt với lợi ích của DN và nó được chứng minh qua thực tiễn: DN làm ăn có lãi mới có thể chia cổ tức, nếu không thì ngược lại. Hơn nữa, nếu chia cổ tức theo mệnh giá thì vừa dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền của cổ đông nhằm “rút ruột" DN, vừa tác động xấu đến kế hoạch phát hành thêm cổ phần để tăng vốn của DN. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN, qua đó tác động tiêu cực đến quyền lợi của chính các cổ đông. Cách chia cổ tức theo mệnh giá đang “ủng hộ" nhà đầu cơ lướt sóng, trong khi chia cổ tức theo thị giá nhằm hướng đến mục tiêu ngược lại, qua đó đảm bảo lợi ích hợp lý cho cả NĐT, DN, cũng như Nhà nước, ngay cả khi giá trị cổ phiếu bị pha loãng. Không loại trừ tâm lý "thích" chia cổ tức theo mệnh giá để phục vụ cho mục đích "bòn rút” giá trị của DN càng nhanh càng tốt của một số đối tượng. Bởi vậy, với tư cách là nhà xây dựng luật, chúng tôi phải bảo vệ các giá trị để giúp DN phát triển bền vững. Tôi khẳng định, nếu chia cổ tức theo mệnh giá sẽ khuyến khích NĐT chạy theo các lợi ích ngắn hạn, ảnh hưởng đến nỗ lực gia tăng sức mạnh nội tại, nhất là tiềm lực tài chính của DN. Trong khi đó, cách chia này rất có hại cho DN, bởi ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát hành thêm cổ phần tăng vốn của DN. Nếu chia cổ tức theo thị giá sẽ giúp DN có nhiều cơ hội phát hành cổ phần để tăng vốn, bởi khi thị giá cổ phiếu cao, DN có thể chọn phương án phát hành cổ phần mới, hoặc đem bán số cổ phần thặng dư từ việc chia cổ tức theo thị giá ra thị trường với giá cao. Hơn nữa, khi nhận thấy tiềm năng phát triển tốt, ban lãnh đạo DN hoàn toàn có thể thuyết phục cổ đông giữ lại cổ tức, để giúp DN có thêm nguồn lực cho mục tiêu phát triển hiệu quả hơn. Chọn mức giá nào trong 3 loại giá trên cũng đảm bảo yếu tố thị trường. Bởi vậy, lấy mức giá nào làm căn cứ tính tỷ lệ chi trả cổ tức là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của DN tại ngày quyết định chi trả cổ tức.

Nguồn VietStock: http://www.vietstock.vn/tabid/57/channelid/738/newsid/154574/default.aspx