Tokyo đẹp giản dị dưới những cửa hàng được phác họa trên giấy

Các cửa hàng nhỏ ở Tokyo đã mang họa sĩ Mateusz Urbanowicz đến gần hơn với cái đẹp của thành phố sầm uất, nhộn nhịp nhưng ẩn khuất đâu đó những góc nhỏ bình yên của Nhật Bản.

3 năm trước, khi chuyển đến Tokyo, tôi rất ngạc nhiên khi thấy vẫn còn nhiều cửa hàng có kiến trúc cũ kỹ, khác với Kobe, nơi những tòa nhà kiểu này phần lớn đều bị động đất phá hủy. Bức tranh đầu tiên này là một cửa hàng thịt ở quận Nippori, mang không khí của những khu phố mua sắm ngày xưa.

3 năm trước, khi chuyển đến Tokyo, tôi rất ngạc nhiên khi thấy vẫn còn nhiều cửa hàng có kiến trúc cũ kỹ, khác với Kobe, nơi những tòa nhà kiểu này phần lớn đều bị động đất phá hủy. Bức tranh đầu tiên này là một cửa hàng thịt ở quận Nippori, mang không khí của những khu phố mua sắm ngày xưa.

Ở bức tranh thứ 2, tôi chọn tòa nhà mang dáng vẻ công nghiệp khá tương phản với cửa hàng trên. Nơi này trước đây là nhà may Tsuruya, thuộc quận Jinbocho, bây giờ là tiệm bán đồ cổ và tạp hóa. Bảng hiệu tròn đặc trưng của cửa hàng không may đã dỡ bỏ trước khi tôi trở lại chụp vài tấm ảnh. Vì thế tôi phải phụ thuộc một phần vào Internet. Lần khác, tôi tìm thấy tấm ảnh ngộ nghĩnh có chiếc ghế nhỏ ở cửa. Tôi không thể không đưa chiếc ghế vào tranh của mình.

Bức tranh về một tiệm tóc có phần đặc biệt hơn, bởi tôi đã vẽ từ 3 năm trước. Một cửa tiệm lâu năm gần nơi tôi sống khi mới chuyển đến Tokyo. Phong cách retro năm 1960 của cửa hiệu đã gây chú ý với tôi ngay khoảnh khắc nhìn thấy. Ở Nhật Bản, có rất nhiều tiệm làm tóc lâu đời như thế này.

Lần này, tôi quyết định vẽ một cửa hàng hiện đại hơn dù tôi không chắc nơi này đã bao nhiêu tuổi. Một nhà hàng Trung Hoa nằm đâu đó trên quãng đường xe buýt từ nhà tôi tới Shinjuku. Tòa nhà đầy màu sắc với phần mái thú vị và lớp ngói đỏ nổi bật giữa mọi vật xung quanh.

Bức tranh này là sự kết hợp giữa hai cửa hàng xe đạp thú vị tôi tìm được trong những chuyến thám hiểm thành phố. Cửa hàng thứ nhất nằm ở phố mua sắm Kagurazaka và nơi còn lại chỉ cách Kichijyouji vài phút đi bộ. Tôi kết hợp mái che màu xanh của bên này với bảng hiệu lớn của bên kia. Tôi cũng cố gắng thể hiện lớp cửa kính trông như đang phản chiếu mái che và bầu trời. Tác phẩm này phức tạp nhất trong những bức vẽ tôi đã thực hiện.

Tôi bắt gặp một cửa hàng chuyên in mà bằng khuôn gỗ theo phương pháp truyền thống khi đi dạo ở quận Yanaka, nơi có nhiều tòa nhà cũ. Ở đây chủ yếu bán các loại giấy in hoa văn dùng cho búp bê và đồ chơi giấy. Cửa hàng rất bắt mắt với bức tranh treo bên trên. Tôi vẽ lại bức tranh mà không phác thảo trước nên có phần hơi khác bản gốc.

Cửa hàng này nằm ở Koujimachi, gần với xưởng hoạt hình tôi làm việc, trước khi xưởng dời tới nơi khác khoảng một năm trước. Màu sơn xanh khiến tiệm thịt này nổi bật giữa những tòa nhà văn phòng xung quanh.

Nơi bán rượu bia nằm ở quận Mejiro được xây vào năm 1933, trước Thế chiến thứ 2. Tất nhiên, những chiếc máy bán hàng tự động mới được thêm gần đây, chiếc bên trái dường như đã rất cũ, phần còn lại vẫn y hệt như lúc ban đầu.

Đây là hình ảnh một quán ăn kết hợp karaoke hiện đại nhưng lại có vẻ xập xệ hơn so với những nơi tôi đã vẽ nhưng vẫn rất đầy màu sắc và có cá tính riêng. Các cửa hàng kiểu này có rất nhiều ở Tokyo.

Nếu đã vẽ tranh về các cửa tiệm ở Nhật Bản, chắc chắn tôi không thể bỏ qua một cửa hàng sushi ấn tượng ở quận Yanaka. Tôi thích tấm biển hiệu lớn nhưng đơn giản và cách tòa nhà kết hợp những yếu tố truyền thống với phong cách thiết kế hiện đại.

Nơi đây cũng là một trong những con phố sầm uất, với nhiều cửa tiệm xen đủ mọi sắc màu tại thủ đô của Nhật Bản. Từng chi tiết nhỏ từ màu sắc, cách trang trí, phối đèn đã để lại trong tôi biết bao yêu thương về thành phố tuyệt đẹp này.

Chui qua gầm cầu, khám phá thành phố ‘Venice’ của Nhật Bản Yanagawa là thành phố sông nước nổi tiếng ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Đến đây, du khách có thể tham gia trải nghiệm thú vị trong chuyến tham quan trên thuyền, chui qua nhiều cây cầu.

Họa sĩ Mateusz Urbanowicz

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/tokyo-dep-gian-di-duoi-nhung-cua-hang-duoc-phac-hoa-tren-giay-post887460.html