Tổng thống Nga Putin có thể phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

Syria chắc chắn đang cẩn trọng theo dõi cuộc gặp dự kiến diễn ra giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bàn về Idlib.

Theo kế hoạch, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ gặp gỡ người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Moscow vào hôm 5/3 với lý do bên ngoài là dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn ở tỉnh Idlib của Syria. Nhưng giới quan sát cho rằng nội dung sẽ vượt qua vấn đề đình chiến.

Máy bay Su-24 của Nga trên bầu trời Syria. Ảnh: AFP.

Máy bay Su-24 của Nga trên bầu trời Syria. Ảnh: AFP.

Thời gian qua quân đội Syria đã nỗ lực giành lại quyền kiểm soát đối với tỉnh Idlib và xua đuổi các phiến quân Sunni chống người Kurd được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Nhưng như phía Syria đã phát hiện, các phiến quân này có thể còn là bộ phận hợp thành của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và họ nhận được yểm trở của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu là các máy bay F-16 và phi cơ không người lái sát thủ, cũng như sự yểm trở của lực lượng lục quân từ các tiền đồn chiến lược do Thổ Nhĩ Kỳ lập nên, sử dụng trọng pháo và một loạt các vũ khí hiện đại khác.

Nga để mặc cho Thổ Nhĩ Kỳ tung hoành?

Không quân Nga đóng ở Syria hiện nay vẫn án binh bất động và không hỗ trợ lực lượng lục quân Syria hay chống lại ưu thế trên không của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Idlib. Khi Syria bắt đầu nỗ lực tái chiếm Idlib, máy bay Nga có tấn công các vị trí của phiến quân nhưng phản ứng thù địch từ phía Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau đó đã khiến Tổng thống Nga Putin ngừng việc hỗ trợ cho lực lượng Syria. Nga tuyên bố rằng họ không bao giờ sử dụng máy bay chiến đấu và rằng những thiệt hại gây ra cho các phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn (cũng như khoảng 34 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng khi hỗ trợ cho phiến quân) là do pháo binh Syria chứ không phải máy bay Nga.

Người Thổ Nhĩ Kỳ để yên cho lời “giải thích” của Nga, và họ tập trung vào việc trả đũa lực lượng phòng không và lục quân của . Cho tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã hạ của Syria 8 máy bay trực thăng (do Nga cung cấp) và 3 máy bay chiến đấu, trong đó có 2 chiếc Su-24 do Nga chế tạo và một chiếc L-39 Albatross do Séc chế tạo cho việc huấn luyện.

Các máy bay cánh cố định do Nga sản xuất này là mồi ngon cho các máy bay F-16 (mà Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu) bởi lẽ Su-24 có hệ thống cảnh báo rất kém về tên lửa địch, còn phi cơ huấn luyện L-39 Albatross cũ kỹ do Séc sản xuất thì chẳng có hệ thống cảnh báo nào cả. Trong lúc đó F-16 của Thổ có thể phóng các tên lửa của Mỹ là AIM-9X và AIM-120 AMRAAM.

Syria có một số loại máy bay trực thăng khác nhau nhưng nhiều nhất là Mi-17 khá cổ và và chiếc Aérospatiale Gazelle SA-342 với 5 chỗ ngồi, chủ yếu dùng cho nhiệm vụ trinh sát. Mi-17 là trực thăng chở quân, và nếu loại này được triển khai ở tỉnh Idlib thì đích thị nó đảm nhiệm công việc chở quân.

Cho tới nay chính phủ Syria tuyên bố rằng các cơ trưởng và cơ phó của các máy bay trực thăng này có khả năng nhảy dù nếu máy bay trúng đạn, mặc dù video về 2 chiếc phi cơ của họ bị bắn hạ không cho chúng ta thấy bất cứ cánh dù nào bung ra. Không có tuyên bố nào về số phận các binh sĩ ngồi trong các khoang máy bay Mi-17, dẫn tới đồn đoán về khả năng lực lượng quân được chuyên chở bằng máy bay này đã thiệt mạng.

Trực thăng Syria đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai Stinger MANPADS nổi tiếng của Mỹ (FIM-92). Hơn 1.000 tên lửa loại này đã được Rokestan Radar Systems đồng sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là loại tên lửa đã bắn cháy các trực thăng chiến đấu của Liên Xô ở Afghanistan trước đây và góp phần khiến Liên Xô phải rút quân khỏi quốc gia này.

Có thể là Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp tên lửa Singer cho các phiến quân, nếu điều này là đúng thì họ có thể đã vi phạm thỏa thuận với Mỹ về vũ khí.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm cao độ còn Nga gặp một số trở ngại

Mặc dầu Nga đang ngồi yên và chưa đụng chạm gì đến không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan vẫn đẩy vấn đề lên vì ông nuốn đạt được mục đích giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ tỉnh Idlib. Câu hỏi ở đây là liệu Tổng thống Nga có chiều theo yêu cầu này hay không.

Nếu Nga để cho cuộc chiến Syria tiếp diễn như hiện nay thì có nhiều khả năng quân đội Syria sẽ không thu được nhiều kết quả ở Idlib và đây là đòn giáng mạnh vào chế độ của Tổng thống Assad. Ngoài ra, đó cũng sẽ là bước thụt lùi rõ ràng đối với người Iran và lực lượng Hezbollah – các chiến binh của họ cũng bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và đã hứng chịu một số thương vong.

Tuy nhiên Nga có thể không sở hữu nhiều lựa chọn ở đây. Tổng thống Putin và quân đội của ông có thể phải lo lắng rằng việc trực tiếp thách thức không quân Thổ Nhĩ Kỳ là bất lợi cho Nga vì Nga chỉ có một ít máy bay chiến đấu hiện đại ở Syria, chủ yếu là Su-35 – phi cơ duy nhất sẵn sàng nghênh chiến với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bên cạnh khả năng thua cuộc trong không chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, bất cứ cuộc xung đột nào ở Idlib đều tiềm tàng nguy cơ lan rộng thành một cuộc chiến tổng lực – điều mà Nga sẽ cố tránh bằng mọi giá.

Đã vậy Nga lại ở rất xa Syria (ngược với ), và Tổng thống Putin chưa bao giờ trực tiếp đưa lục quân Nga vào Syria.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện quyết tâm đổ thêm quân vào cuộc xung đột ở Idlib. Do vậy, điều họ muốn trong đàm phán ở Moscow không dừng lại ở thỏa thuận ngừng bắn mà là một nhượng bộ lớn từ phía Nga về quyền kiểm soát Idlib.

Nếu kết quả đàm phán là Nga nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ về quyền kiểm soát Idlib thì đây là điều nguy hiểm đối với chính quyền Tổng thống Syria al-Assad, có thể tạo ra biến động bất lường trong nội bộ chế độ của ông Assad./.

Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch
Nguồn: Asia Times

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/tong-thong-nga-putin-co-the-phai-nhuong-bo-tho-nhi-ky-o-idlib-syria-1017775.vov