Tổng thống Putin: Pax Americana đã chết!

Hai tháng trước, một lá thư có chữ ký của Lãnh đạo tối cao Iran đã đến trên bàn của Tổng thống Putin. Bức thư nói về sự kết thúc của kỷ nguyên Hoa Kỳ (Pax Americana) và sự xuất hiện của một thế giới đa cực, trong đó cần có quan hệ đối tác Iran - Nga mạnh mẽ hơn. Phải mất một thời gian, Điện Kremlin mới công khai thông tin này.

Tổng thống Putin

Tổng thống Putin

Khi được hỏi làm thế nào để đối phó tốt hơn với nước Mỹ đang suy yếu nhưng vẫn đóng vai trò là một quốc gia hiếu chiến, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã phát biểu vào thứ Ba ngày 27/4 trên chương trình Great Game của Channel One: "Tuyên bố của Washington về sự sẵn sàng dẫn đầu các quốc gia có từ một thời đại đã qua".

Ông châm biếm: “Những tuyên bố mà Hoa Kỳ nói rằng họ sẵn sàng dẫn đầu toàn thế giới có thể là sự tiếp nối từ thập kỷ trước và là di sản của thế giới đơn cực”.

Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá tình hình một cách khách quan và nhất trí rằng Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường, chiếm 1/4 nền kinh tế thế giới.

"Tuy nhiên, nhiều hiệp hội khác nhau đang xuất hiện trên thế giới và họ có thể cạnh tranh với phần tư nền kinh tế thế giới này và thậm chí vượt qua nó", ông nói. Và chỉ rõ: “Một quốc gia đang có thể trở sánh ngang với Hoa Kỳ về các đặc điểm khác nhau, bao gồm cả sức mua, thậm chí còn có thể vượt qua cả nước Mỹ. Và đấy là Trung Quốc”.

Theo người phát ngôn của Tổng thống Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thất bại trong bài phát biểu trước Quốc hội khi đề cập đến sự bình đẳng trong quan hệ song phương và sự cần thiết phải tôn trọng lợi ích của các nước khác.

“Rốt cuộc thì thế giới là đa cực. Và Tổng thống Putin ủng hộ sự hợp tác công bằng hơn”, ông nói. Và tiếp tục: "Nhà lãnh đạo Nga muốn tham gia vào các hình thức hợp tác chung khác nhau vì lợi ích của nhân dân tất cả các nước".

Những nỗ lực của ông Vladimir Putin nhằm giảm mức độ phụ thuộc vào đồng đô la đã đạt được một bước tiến lớn vì tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu bằng đồng tiền Mỹ lần đầu tiên giảm xuống dưới 50%.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nga công bố vào tối thứ Hai tuần trước, phần lớn sự sụt giảm trong việc sử dụng đồng đô la đến từ hoạt động thương mại của Nga với Trung Quốc, hơn 3/4 trong số đó được giao dịch bằng đồng euro.

Nhiều vòng trừng phạt và mối đe dọa liên tục về các biện pháp trừng phạt mới sắp xảy ra đã thúc đẩy Nga tìm cách di chuyển nền kinh tế của mình khỏi sự can thiệp của Mỹ.

Việc rời bỏ giao thương bằng đồng đô la với Trung Quốc đã tăng tốc vào năm 2019 khi hãng tàu chở dầu lớn Rosneft PJSC thay đổi hợp đồng xuất khẩu các lô hàng dầu thô sang đồng euro. Nhiều công ty có mức vốn trung bình hiện cũng đang tìm cách giảm tỷ lệ tiếp xúc với đồng tiền Mỹ, với nhiều hợp đồng chuyển đổi sang nhân dân tệ hoặc rúp trong giao dịch thương mại với Trung Quốc.

Nga phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu việc sử dụng đồng đô la nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào "nguồn độc hại thường trực này của các hành động thù địch", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai.

Vào năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc Washington sử dụng đồng đô la như một công cụ chính trị sẽ phản tác dụng khi nhiều quốc gia giảm nắm giữ đồng bạc xanh và chuyển sang các loại tiền tệ khác trong các hợp đồng thương mại.

Nga đã đi đầu trong nỗ lực phi đô la hóa trong vài năm, gần đây được Trung Quốc hậu thuẫn. Từ năm 2014 đến năm 2019, tỷ trọng của đồng đô la Mỹ đã giảm từ 15 đến 20 điểm phần trăm trong các dòng chảy tài chính và thương mại của Nga.

Vào năm 2020, việc thúc đẩy phi đô la hóa tiếp tục diễn ra từ cấp trên, với việc Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Trung ương Nga đa dạng hóa tài sản quốc tế. Việc phi đô la hóa tài sản nhà nước và nợ nước ngoài sắp nằm trong tầm tay. Các hộ gia đình và doanh nghiệp Nga phải tìm một giải pháp thay thế đáng tin cậy cho đồng đô la Mỹ trước khi có thể đạt được bất kỳ biện pháp phi đô la hóa đối với thương mại và tài chính khu vực tư nhân.

Ngoại thương của Nga tiếp tục giảm đô la hóa vào năm 2020, phù hợp với xu hướng từ 2013-2019, mặc dù phần lớn là do giá dầu giảm gây áp lực lên xuất khẩu bằng đô la Mỹ. Thương mại giữa Nga và Trung Quốc là lĩnh vực duy nhất mà tình trạng phi đô la hóa diễn ra rõ rệt hơn do sự chuyển dịch trong các hợp đồng dầu từ đô la Mỹ sang đồng euro. Kể từ năm 2019, không có bước tiến mới nào về việc các nhà xuất khẩu dầu mỏ chuyển từ đồng đô la sang đồng euro hoặc đồng nhân dân tệ, nhưng với những thách thức của thương mại toàn cầu và chính sách đối ngoại, Trung Quốc có khả năng vẫn là đồng minh của Nga trong việc phi đô la hóa.

Việc phi đô la hóa của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nâng cao vai trò của đồng tiền quốc gia, cũng được thúc đẩy bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường và các hoạt động xuất khẩu đa dạng của Trung Quốc, khác biệt với Nga, nước có nhiều đồng tiền dự trữ khác nhau.

Nh.Thạch

RT

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/tong-thong-putin-pax-americana-da-chet-609644.html