Top 10 đội trưởng xuất sắc nhất lịch sử Premier League

Một đội bóng vĩ đại luôn cần một thủ lĩnh kiệt xuất. Nhìn lại kỷ nguyên Premier League, người ta cũng không khó để tìm ra những đội trưởng tuyệt vời từng dẫn dắt các đồng đội đến vinh quang. Và dưới đây là 10 thủ quân xuất sắc nhất lịch sử Premier League do BBC bầu chọn.

1. Roy Keane (M.U)

2. John Terry (Chelsea)

3. Steven Gerrard (Liverpool)

Nhắc đến Steven Gerrard, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến cú trượt chân trong trận gặp Chelsea, khiến Liverpool thất bại trong trận đấu quyết định cuộc đua vô địch Premier League mùa 2013/14. Nhưng với các CĐV của The Kop, “Stevie G” vẫn là một thủ lĩnh tuyệt vời, một tượng đài của sân Anfield. Hơn nữa, cầu thủ nào đã từng ghi bàn trong các trận chung kết FA Cup, Cúp Liên đoàn, UEFA Cup, Champions League mà đội nhà sau đó lên ngôi vô địch? Câu trả lời là không ai khác ngoài Gerrard.

4. Tony Adams (Arsenal)

Tony Adams.

Tony Adams.

Trong cả sự nghiệp kéo dài từ năm 1983 đến 2002, Tony Adams chỉ khoác áo Arsenal và đã cùng Pháo thủ giành 13 danh hiệu. Nhưng trung vệ này trở thành thủ lĩnh của đội bóng thành London không chỉ nhờ lòng trung thành. Đồng đội cũ Ian Wright nhận xét người đội trưởng của mình là một người “vô cùng kiên định, không bao giờ do dự và là một thủ lĩnh tuyệt vời”. Còn Alan Shearer thì thừa nhận “đối mặt với bộ tứ vệ Arsenal với Adams là trụ cột luôn rất khó khăn”.

5. Patrick Vieira (Arsenal)

Dù “chỉ” giành 9 danh hiệu cùng Arsenal, nhưng Patrick Vieira lại chính là người đeo băng đội trưởng ở mùa giải bất bại 2003/04. Cho đến bây giờ, kỳ tích “Invincibles” ấy vẫn là mốc son trong lịch sử đội bóng thành London. Dù khá “khớp” khi mới tiếp nhận băng thủ quân từ Adams, tiền vệ người Pháp sau đó cho thấy anh đảm nhiệm vai trò thủ lĩnh tốt như thế nào. Có thời, các cuộc đụng độ giữa Vieira và Keane chính là tâm điểm của những trận đại chiến giữa Arsenal và M.U.

6. Vincent Kompany (Man City)

Với 11 mùa giải gắn bó, Kompany chính là nhân chứng của sự lột xác của Man City, từ “gã hàng xóm ồn ào” như lời Sir Alex thành quyền lực số 1 tại Premier League. Ngày Kompany cập bến Etihad, nửa xanh thành Manchester vẫn còn là một đội bóng khá nghèo nàn về thành tích. Lúc anh ra đi, phòng truyền thống của Man City đã có thêm 12 chiếc cúp. Nói về Kompany, cựu danh thủ Gary Lineker cũng đánh giá anh là “một thủ lĩnh luôn có mặt ở thời khắc quyết định”.

7. Nemanja Vidic (Man United)

Nemanja Vidic được M.U mua về từ Spartak Moscow chỉ với giá 7 triệu bảng. Nhưng chính trung vệ Serbia chứ không phải người đá cặp Rio Ferdinand, hậu vệ đắt nhất thế giới thời điểm ấy, mới là người được nhận tấm băng đội trưởng từ Gary Neville từ mùa 2010/11. Các CĐV Quỷ đỏ yêu mến Vidic vì lối chơi chắc chắn và tinh thần lăn xả. Và ngày rời Old Trafford, Vidic cũng khẳng định minh không muốn ở lại Anh vì CLB duy nhất tại đây mà anh muốn khoác áo là M.U.

8. Alan Shearer (Newcastle)

Sinh ra tại Newcastle nhưng phải đến năm 26 tuổi, Alan Shearer mới được khoác áo đội bóng quê hương. Và tuy phải bỏ ra cái giá kỷ lục thế giới năm 1996 là 15 triệu bảng để có anh từ Blackburn, đội chủ sân St.James’ Park đã không có gì phải nuối tiếc. Vì Shearer, với tấm băng thủ quân trên tay, đã trở thành lá cờ đầu của một Newcastle quyến rũ dưới thời HLV Kevin Keegan. Điều nuối tiếc duy nhất của Shearer có lẽ là không giành được danh hiệu nào với Chích chòe.

9. Jordan Henderson (Liverpool)

Giống Keane hay Terry, Jordan Henderson là một thủ lĩnh bẩm sinh. Tiền vệ này không phải mẫu cầu thủ có thể thường xuyên tạo ra sự khác biệt bằng những đường chuyền, nhưng là người đảm bảo mọi vị trí luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Nói về đội trưởng của Liverpool hiện tại, Gary Lineker nhận xét: “Henderson đã phải xỏ vào đôi giày của Steven Gerrard, một trong những cầu thủ Anh xuất sắc nhất lịch sử. Vậy mà anh ấy đã đi vừa, và cùng Liverpool vô địch Champions League”.

10. Wes Morgan (Leicester)

Mùa 2015/16, Leicester đã viết nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại với chức vô địch Premier League. Và xuyên suốt hành trình kỳ diệu ấy của Bầy cáo, trung vệ đội trưởng Wes Morgan không bỏ lỡ một phút nào. Cầu thủ người Jamaica đã trở thành điểm tựa vững chắc để đội bóng khi ấy không có một ngôi sao thành danh nào của HLV Claudio Ranieri lên ngôi ở giải Ngoại hạng. Và khoảnh khắc Morgan nhắm chặt mắt và hôn lên chiếc cúp vô địch sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử CLB.

Theo Phương Minh/Bongdaplus

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/the-thao/top-10-doi-truong-xuat-sac-nhat-lich-su-premier-league/20200330080720660