Tor-M2 khiến tiêm kích Thổ không dám đến gần Al-Jufra

Với việc được trang bị hệ thống phòng không Tor-M2, Quân đội Libya (LNA) đã hình thành cụm tác chiến cực mạnh bằng vũ khí Nga sản xuất.

Hôm 25/7, tình báo Israel đã công bố một số hình ảnh về sự hiện diện của hệ thống phòng thủ Tor-M2 tại căn cứ Al-Jufra ở miền trung Libya. Hiện căn cứ này do LNA kiểm soát.

Theo nguồn tin này, hệ thống Tor-M2 đầu tiên được phát hiện lần đầu tại Al-Jufra vào ngày 7/7. Sau đó, đã có thêm một vài hệ thống khác (không rõ số lượng cụ thể) xuất hiện thêm tại căn cứ này.

Hệ thống Tor-M2 xuất hiện tại căn cứ Al-Jufra.

Hệ thống Tor-M2 xuất hiện tại căn cứ Al-Jufra.

"Một số hệ thống Tor-M2 hiện đã được triển khai trong trại thái trực chiến. Hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được bên nào đã chuyển hệ thống phòng không này cho LNA", một đại diện của tình báo Iseael cho biết.

Được biết, ngoài lực lượng của LNA và Nga, máy bay của UAE cũng sử dụng căn cứ này làm điểm xuất phát cho những hoạt động quân sự hỗ trợ cho LNA trong cuộc đối đầu với liên minh Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA).

Hiện UAE hiện không có trong trang bị loại vũ khí này trong khi LNA cũng chưa từng được biết đến là có Tor-M2. Mọi nghi ngờ về bên chuyển giao Tor-M2 cho LNA đang tập trung vào Nga. Mặc dù vậy, vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh điều đó.

Điều đặc biệt là Al-Jufra cũng chính là căn cứ Bộ Tư lệnh châu Phi của Quân đội Mỹ (AFRICOM) đã cáo buộc Không quân Nga đã chuyển tiêm kích Su-35, MiG-29 và Su-24 để hỗ trợ cho Quân đội Quốc gia Libya. Hiện những máy bay này vẫn hiện diện tại Al-Jufra và được đặt dưới sự bảo vệ của tổ hợp Tor-M2.

Các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Tor-M2 đã được chuyển đến căn cứ không quân Al-Jufra cho LNA để bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ! Một số tổ hợp Pantsir-S1 đến từ UAE cũng được đặt tại đây.

"Chiến đấu cơ Nga cung cấp hỗ trợ trên không trực tiếp cho nhóm lính đánh thuê Wagner - lực lượng đang hỗ trợ phe LNA chiến đấu chống lại GNA. Phi đội Nga đã xuất phát từ một căn cứ không quân ở Nga, chúng quá cảnh tại Syria và bổ sung lực lượng trước khi bay tới Libya, các máy bay này đều được sơn lại nhằm che giấu nguồn gốc thực sự.

Tương tự như cách đã làm tại Syria, Nga đang mở rộng sự can dự tại châu Phi bằng cách sử dụng những nhóm lính đánh thuê được chính phủ hậu thuẫn, chẳng hạn như Wagner", Tướng Steven Townsend - Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của Mỹ cho biết.

Điều đáng chú ý là trước khi hình ảnh Tor-M2 chính thức được công bố, có thông tin cho rằng LNA đã khai hỏa vũ khí này và khiến lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và GNA đã mất nhiều máy bay không người lái.

Chưa có xác nhận chính thức về việc sử dụng hệ thống phòng không Tor-M2, tuy nhiên vì những lý do này, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng không muốn mất máy bay chiến đấu, khi chúng có nguy cơ sẽ bị bắn hạ khi tiến vào khu vực bảo vệ của Tor-M2.

Giới chuyên gia cho rằng nhờ việc triển khai các tổ hợp phòng không Tor tại căn cứ không quân Al-Jufra, những máy bay chiến đấu MiG-29, Su-24 và Su-35 đặt tại đây đã hình ảnh cụm tác chiến sực mạnh của LNA trong cuộc chiến với liên minh Thổ-GNA.

Theo Southfront, điểm đặc biệt của Tor-M2 là chúng có thể diệt gọn mọi mục tiêu từ tàng hình cho đến tên lửa hành trình và khả năng đánh thấp. Điểm đặc biệt là Tor-M2 còn có thể bắn hạ mục tiêu cực thấp như tên lửa chống tăng.

Thậm chí phía nhà sản xuất Nga còn tuyên bố nó có thể đánh chặn cả loại bom Paveway dẫn đường bằng laser của Mỹ.

Chính vì vậy, bất kỳ lực lượng nào được trang bị Tor-M2, năng lực phòng không sẽ được nâng lên gấp nhiều lần bởi hệ thống Tor-M2 sở hữu quá nhiều ưu điểm so với các dòng vũ khí cùng phân khúc.

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tor-m2-khien-tiem-kich-tho-khong-dam-den-gan-al-jufra-3415137/