Trả lại đúng bản chất lô hàng nhôm 4,3 tỷ USD

TS Phan Ngọc Tâm, Công ty Luật Tín & Tâm cho rằng vụ việc kho nhôm quy mô 4,3 tỉ USD mà dư luận đang ghi ngờ là có gian lận xuất xứ hàng hóa trên thực tế bản chất không phải như vậy.

Ông Tâm cho rằng, vụ việc này có thể bị điều tra theo hình thức chống lẩn tránh thuế, một hiện tượng mới trong hình thái thương mại quốc tế.

- Vì sao ông nhận định như vậy?

- Vì sao ông nhận định như vậy?

Cho đến nay, vẫn chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc này nhưng theo thông tin ban đầu của Tổng Cục Hải quan, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nguyên liệu nhôm nhập khẩu của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu được đưa về nhà máy sản xuất để sản xuất một phần, một phần được đưa đi gửi tại bãi thuê ngoài. Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu là doanh nghiệp chế xuất, do đó, hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty thuộc đối tượng không chịu thuế.

Từ những thông tin này, nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng, nó là hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, giả mạo xuất xứ hàng hóa nhưng trên thực tế, đây có thể lại là hành vi nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 rồi gia công xuất khẩu. Nếu bị điều tra, trường hợp này nước nhập khẩu sẽ áp dụng hình thức điều tra chống lẩn tránh thuế.

Tôi có thể lấy một dẫn chứng dễ hình dung hơn. Ví dụ, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra căng thẳng, nhiều doanh nghiệp vì ham lợi trước mắt mà nhập toàn bộ hàng có xuất xứ nước ngoài rồi dán mác Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu. Đây là hành vi giả mạo nguồn gốc xuất xứ mà điển hình là vụ khăn lụa Khaisilk.

Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu ở nước ngoài, rồi gia công chế biến tại Việt Nam. Khi ấy, những mặt hàng này hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chí về C/O của nước xuất khẩu nhưng vẫn có thể bị dính vào nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh. Vụ việc công ty Nhôm Toàn Cầu rơi vào trường hợp này.

- Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ khởi xướng một vụ điều tra chống lẩn tránh thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu là thép dây cán nguội. Tuy nhiên hàng hóa Việt Nam tại các nước xuất khẩu bị điều tra chống lẩn tránh khá nhiều, vì sao thưa ông?

Từ kinh nghiệm của bản thân qua việc tiếp xúc với các vụ việc và tư vấn cho doanh nghiệp, tôi thấy có một thực trang đáng báo động đó là đa số các vụ điều tra liên quan lẩn tránh thuế đều liên quan đến việc doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ Trung Quốc rồi gia công, lắp ráp tại Việt Nam.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp nhập nguyên liệu nước ngoài về, gia công thành hàng Việt Nam rồi xuất khẩu. Mục tiêu của các doanh nghiệp này không chỉ để nhận được mức thuế suất ưu đãi mà còn có thể để lẩn tránh các khoản thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp mà nước nhập khẩu áp lên hàng hóa ở các nước có nguyên liệu lẩn tránh.

Hàng Việt Nam xuất khẩu bị
điều tra chống lẩn tránh khá
nhiều với 20 vụ, 17 mặt hàng ở
các thị trường EU, Hoa Kỳ, Thổ
Nhĩ Kỳ và Braslzil. Có 11 vụ
đang bị áp thuế, 2 vụ đang
điều tra.

Điển hình như trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra quyết định áp thuế lẩn tránh đối với thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Theo DOC, vào tháng 07/2019 lượng sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, lần lượt 331% và 916% so với các năm trước đó sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên các sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội từ Hàn Quốc và Đài Loan.

- Vậy, hậu quả của hành động lẩn tránh thuế đối với Việt Nam là gì?

Trong trường hợp này, hàng hóa của nước xuất khẩu có thể sẽ bị áp dụng biện pháp trừng phạt của quốc gia nhập khẩu. Biện pháp này có thể chỉ dành cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng có thể dành cho cả ngành hàng có liên quan.

Đó là còn chưa kể đến tình trạng, tại một số quốc gia như Mỹ, EU thì các quốc gia này áp dụng chế độ tự chứng nhận xuất xứ, tức là không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Nên khi một vụ kiện về chống lẩn tránh xảy ra, cơ quan chức năng của nước có hàng hóa xuất khẩu rất khó có thể can thiệp và hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam sẽ bị mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

- Vậy, giải pháp nào để hạn chế tình trạng này, thưa ông?

Trước tiên, Việt Nam cần siết chặt việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu. Tuy nhiên, gốc của vấn đề không nằm ở khâu này mà là khâu quản lý hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, trong cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một hình thức khác của việc gia công, chế biến một số công đoạn của hàng hóa tại Việt Nam đó chính là sự chuyển dịch nhà máy qua Việt Nam, với dòng vốn đầu tư lớn để hấp dẫn các doanh nghiệp trong nước.

Điều này sẽ có hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đối với ngành sản xuất trong nước. Do đó, việc kiểm soát quá trình dịch chuyển này cũng là vấn đề mang tính sống còn, không chỉ hạn chế vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam mà còn đối với ngành chế biến sản xuất trong nước.

- Ông có khuyến nghị nào cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang diễn ra phức tạp, thưa ông?

Vấn đề quan trọng nhất là nhận thức và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần phải nhận thức sâu sắc về nguy cơ bị nước ngoài điều tra về gian lận thương mại và xuất xứ, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, với những ngành chế biến xuất khẩu có giá trị cao như thủy sản, da giày, gỗ và dệt may… Không bàn đến những trường hợp gian lận thương mại có chủ đích, trên thực tế có không ít doanh nghiệp chân chính cũng “vô tình” vướng vào tội danh lẩn tránh xuất xứ này.

Tuy nhiên, hiện pháp luật về chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn chưa thật sự cụ thể và rõ ràng, rất nhiều doanh nghiệp chủ quan trong việc xác định mức độ “Việt Nam” trong hàng hóa của mình nên mới dẫn đến những trường hợp đáng tiếc.

- Xin cảm ơn ông!

Huyền Trang

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/tra-lai-dung-ban-chat-lo-hang-4-3-ty-usd-161019.html