Trả lời kiến nghị về hỗ trợ bảo tồn phát triển nghề sản xuất muối phơi cát truyền thống ở Thái Bình

Ngày 23/9/2019, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thành Nam đã ký văn bản số 7003/BNN -KTHT trả lời kiến nghị của công dân về việc hỗ trợ bảo tồn, phát triển nghề sản xuất muối phơi cát truyền thống tại Thái Bình gồm những điểm chính sau đây:

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

1/ Theo báo cáo của địa phương:

Hiện nay xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy là một xã duy nhất của tỉnh Thái Bình có nghề sản xuất muối gắn với di tích “Bà Chúa Muối”, toàn xã có 1.520 hộ gia đình và 5.420 nhân khẩu. Xã THụy Hải không có diện tích đất cấy lúa, nhân dân chủ yếu sống bằng nghành nghề truyền thống, như: Nghề khai thác đánh bắt thủy sản có 65 phương tiện; nghề chế biến thủy sản có 20 cơ sở chế biến; nghề nuôi trồng thủy sản có 20 ha với 320 hộ trực tiếp sản xuất; nghề sản xuất muối có 50 ha, trong đó: Hợp tác xã Muối Đại Đồng có 39,7 ha với 343 hộ xã viên và 600 lao động, Hợp tác xã Muối Duyên Hải có 10,3 ha. Hợp tác xã Muối Đại Đồng được thành lập từ năm 1960, đến nay, hợp tác xã vẫn luôn duy trì sản xuất muối gắn với văn hóa tâm linh Lễ hội truyền thống Bà Chúa Muối và đã được cấp bằng chứng nhận “Làng nghề truyền thống” năm 2002, được cấp bằng công nhận “Làng nghề truyền thống” lần hai (2011).

a/ Đối với quy hoạch sản xuất muối tại tỉnh Thái Bình:

Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 07/05/2018 của Chính phủ về việc Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình, trong đó, diện tích đất sản xuất muối của tỉnh Thái Bình đến năm 2020 là 50 ha. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Bình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) theo Nghị quyết nêu trên của Chính phủ.

b/ Về Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối:

Căn cứ Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2016, trong đó: Về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, Chính phủ thống nhất bố trí vốn kế hoạch trung hạn 2016-2020 phải quán triệt quan điểm tập trung, không dàn trải; khuyến khích các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách; ưu tiên cho các dự án lớn, quan trọng, có tính liên kết vùng, có vai trò lan tỏa lớn. Theo đó, dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Diêm Điền không phải nằm trong các dự án được ưu tiên đầu tư. Để duy trì và bảo tồn nghề sản xuất muối gắn liền với tâm linh Bà Chúa Muối của địa phương, đề nghị Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Bình khi triển khai thực hiện dự án nắn đê số 08, lấn biển tại huyện Thái Thụy có phương án cấp nước biển cho làm muối, nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân, xem xét, nghiên cứu hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

c/ Về hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất muối phơi cát theo chuỗi giá trị thích ứng biến đổi khí hậu tại Diêm Điền:

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 3830/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/10/2018 phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung Ương, thực hiện từ năm 2019, trong đó có xây dựng mô hình sản xuất muối sạch giàu vi lượng có lợi cho sức khỏe và phục vụ cho xuất khẩu tại tỉnh Thái Bình và Nam Định. Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nam Định là đơn vị chủ trì thực hiện và tổ chức triển xây dựng mô hình sản xuất muối sạch trong năm 2020.

d/ Muối là sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp, vì có công nghiệp sau muối:

Muối là sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp và sản xuất muối phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Muối không những chỉ dùng để ăn trực tiếp, chế biến thực phẩm mà còn là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp hóa chất, thuộc da, xử lý nước,... và tham gia vào 14.000 sản phẩm khác nhau, vì vậy, có công nghiệp sau muối.

2/ Hỗ trợ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm muối:

Về Hỗ trợ nâng cao chất luongj, đa dạng hóa sản phẩm muối gắn với xây dựng thương hiệu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2019, trong đó có xây dựng mô hình sản xuất muối sạch giàu vi lượng, có lợi cho sức khỏe và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Thái Bình, đồng thời tổ chức triển khai xây dựng mô hình sản xuất muối sạch trong năm 2020 làm cơ sở để nhân rộng mô hình và xây dựng thương hiệu muối.

3/ Hỗ trợ nhà trưng bày và triển lãm làng nghề muối truyền thống:

Căn cứ Quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ngày 12/04/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị địa phương lập hồ sơ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình để cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.

4/ điều kiện cho diêm dân tiếp cận nguồn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

Hiện nay, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất muối như: Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về Cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của CHính phủ về quản lý sản xuất kinh doanh muối; Nghị đinh số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của Chinh phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về Cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/05/2018 của Chính phủ về Khuyến nông... và hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất muối sạch giàu vi lượng có lợi cho sức khỏe và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Thái Bình trong năm 2020.

Về vốn tín dụng đầu tư, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, và Nghị định soos116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, quy định mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã từ 100 triệu đồng đến tối đa 3 tỷ đồng; Quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh; đồng thời được tổ chức tín dụng xem xét áp dụng cơ chế xử lý rủi ro (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ,...) khi gặp rủi ro khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng hoặc thiên tai dịch bệnh trên phạm vi rộng... Do vậy, đề nghị Hợp tác xã Muối Đại Đồng lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi để được hưởng chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình chỉ đạo các sở, ban ngành thuộc tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ bảo tồn nghề sản xuất muối gắn liền với văn hóa tâm linh Bà Chúa Muối của địa phương.

5/ Có kế hoạch thực hiện dự án phát triển sản xuất muối dinh dưỡng nhằm tang cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm:

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến muối, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng Đề án Phát triển sản xuất, chế biến muối đến năm 2020 và năm 2030, dự kiên strinhf Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2019. Trong đó, có nội dung đối với sản xuất muối của diêm dân là: Gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với việc áp dụng tiên sbooj khoa học công nghệ, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết, hình thanh các vùng sản xuất muối sạch giàu vi lương có lợi cho sức khỏe để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích; giải quyết việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống và an sinh xã hội cho người dân làm muối.

Trần Minh Thu

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/ve-ho-tro-bao-ton-phat-trien-nghe-san-xuat-muoi-phoi-cat-truyen-thong-o-thai-binh-72500