Trái đất nóng lên tác động xấu tới đại dương như thế nào?

Hiện tượng nước biển dâng cao, nhiều axit và ít oxy hơn đều là kết quả từ những hoạt động khai thác quá mức. Con người cần chung tay điều này trong tương lai trước khi quá muộn.

Hiện tượng nước biển dâng cao, nhiều axit và ít oxy hơn đều là kết quả từ những hoạt động khai thác quá mức. Con người cần chung tay điều này trong tương lai trước khi quá muộn.

Ngập lụt ở bang Houston, Texas, sau cơn bão Harvey. Ảnh: The Newyorker

Ngập lụt ở bang Houston, Texas, sau cơn bão Harvey. Ảnh: The Newyorker

Ngày 23/9, nhà hoạt động môi trường 16 tuổi Greta Thunberg đã có một bài phát biểu đanh thép trước những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.

Sự kiện diễn ra trong dịp công bố báo cáo khoa học “Đại dương và tầng đối lưu trong thời kỳ biến đổi khí hậu” nghiên cứu bởi Hội đồng Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC).

Bản báo cáo công bố rằng các hoạt động của con người ngày càng ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển cũng như tạo ra hiện tượng băng tan và nước biển dâng với tốc độ nhanh hơn tốc độ các nhà khoa học từng nghiên cứu.

Từ đó gây ra mối đe dọa ngay tức khắc tới sự sống còn của những quốc đảo và các cộng đồng người trên núi cao, không những thế còn là hàng trăm nghìn người dân biển cùng ngành ngư nghiệp trên toàn thế giới.

“Đây là cuộc khủng hoảng nhân loại tới dự trữ sinh khuyển và nhân loại” - Greta Thunberg nhấn mạnh với hình ảnh một chú hải cẩu trên tảng băng nhỏ bé giữa đại dương mênh mông sau lưng cô bé là. “Chúng ta vẫn có thể sửa sai, nhưng không phải là với những gì chúng ta làm bây giờ. Chúng ta cần phải lắng nghe những nhà khoa học”, cô gái trẻ kết luận.

“Nước biển dâng cao, ấm hơn, nhiều axit hơn, sản sinh ít giá trị hơn và ít ô xy hơn” – Jane Lubchenco, cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ chia sẻ.

Chính vì lẽ đó, san hô đang bị tẩy trắng mạnh mẽ, một số rạn san hô có thể phục hồi, tuy nhiên một số thì đang chết dần với tốc độ nhanh chóng. Những cơn bão với cường độ mạnh xuất hiện ngày một nhiều. Sự axit hóa đại dương gây hại trầm trọng tới các loài sinh vật biển, kể cả con người bởi những loài này có một vai trò thiết yếu với nền kinh tế bản địa.

Ngày 22/9 vừa qua, trong khi các nhà khoa học của IPCC cùng đại diện các cơ quan chính phủ đàm phán để tìm hướng đi chung thì chính quyền thành phố Courmayer của Tây Ban Nha đã cho đóng cửa những tuyến đường và sơ tán người dân vì lo ngại đỉnh núi Mont Blanc có nguy cơ sụp đổ. “Hiện tượng này một lần nữa khẳng định rằng tình trạng ngọn núi ngày một xấu đi và đang thay đổi từng giờ do các yếu tố khí hậu” – đại diện chính quyền thành phố chia sẻ.

Dù bức tranh thế giới nhuốm một màu đen tối là vậy, chúng ta vẫn còn thời gian để giảm lượng khí thải, ngăn chặn việc mực nước biển dâng cao và đẩy lùi sự tuyệt chủng của các sinh vật trước khi không còn gì có thể cứu vãn.

Trong một báo cáo khác công bố bởi Hiệp hội chuyên gia cấp cao về Kinh tế biển bền vững gồm nguyên thủ quốc gia tới từ 14 nước đã trình bày những tiềm năng của đại dương trong việc giảm thiếu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, báo cáo của IPCC cũng đã chỉ ra rằng cánh cửa tiềm năng để thực hiện những giải pháp này đang dần đóng lại.

“Rủi ro diễn ra nhanh hơn khả năng chúng ta giải quyết vấn đề” - Michael Oppenheimer, giáo sư địa khoa học và quan hệ quốc tế tại đại học Princeton chia sẻ. “Mọi chuyện sẽ càng khó kiểm soát trong những thập kỷ tới, vậy nên cần phải tận dụng thời gian triệt để.”

Minh Hạnh (Theo Newyorker)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/trai-dat-nong-len-tac-dong-xau-toi-dai-duong-nhu-the-nao-a295106.html