Trận chiến Hurtgen: Cuộc chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến 2

Trận chiến Hurtgen là tên gọi chung để chỉ một loạt các trận đánh cực kỳ ác liệt giữa Mỹ và Đức trong rừng Hurtgen kéo dài suốt từ năm 1944 đến tận năm 1945, đặt dấu chấm hết cho phòng tuyến của quân Đức ở Mặt trận phía Tây.

 Trận chiến Hurtgen là trận đánh dai dẳng nhất trên đất Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và là trận đánh dài nhất mà quân đội Mỹ từng tham gia. Trận chiến này diễn ra trong thời gian từ 19/9/1944 và tới tận ngày 10/2/1945 mới kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trận chiến Hurtgen là trận đánh dai dẳng nhất trên đất Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và là trận đánh dài nhất mà quân đội Mỹ từng tham gia. Trận chiến này diễn ra trong thời gian từ 19/9/1944 và tới tận ngày 10/2/1945 mới kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mục tiêu ban đầu của Mỹ là giam chân quân đội Đức trong khu vực này để ngăn ngừa quân Đức tới được vùng Aachen - nơi lực lượng Đồng minh dù vượt trội hơn Đức cũng đang vất vả nhích từng centimets một trong những trận chiến cực kỳ ác liệt. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mục đích ban đầu của Mỹ là cầm chân quân Đức trong khu vực rừng Hurtgen và các khu vực lân cận và sau đó là xóa sổ quân Đức trong khu vực này. Mặc dù vậy, đối đầu với người Mỹ lại là lính Đức cực kỳ tinh nhuệ và Tuyến phòng thủ Siegfried cực kỳ vững chắc. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tung vào trận chiến này, Mỹ có tổng cộng 120.000 quân thuộc Tập đoàn quân số một bộ binh, đối đầu với họ là 80.000 quân Đức, chủ yếu là lực lượng tinh nhuệ - hoặc ít nhất là những người lính Đức giỏi nhất còn sống sót ở Mặt trận phía Tây trong suốt nửa cuối năm 1944. Nguồn ảnh: Warhistory.

Những lính Đức này, về cơ bản là đã quá quen với việc chiến đấu đối đầu với lính Mỹ và đồng minh trên mặt trận phía Tây suốt nửa sau của năm 1944. Trong khi đó, phần lớn quân của Tập đoàn quân số một của Mỹ lại là lính mới, họ được thay thế bổ sung sau nửa năm Tập đoàn quân này chiến đấu bầm dập ở mặt trận Pháp. Nguồn ảnh: Warhistory.

Với việc tấn công vào một cụm cứ điểm được quân Đức bố phòng từ trước và binh lực giữa hai bên không chênh nhau là bao, quân Mỹ đã phải chịu thương vong khủng khiếp dù có hỏa lực yểm trợ áp đảo đối phương ở cả trên không, lẫn dưới đất. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tổng cộng, Mỹ đã mất 33.000 quân trong trận chiến này, con số đó bao gồm cả những người bị thương. Trong khi đó, thương vong của Đức cũng vào khoảng 28.000 với 12.000 lính tử trận tại chỗ. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quân đội Đức phòng thủ vị trí này cực kỳ ngoan cố vì đây được coi là bàn đạp cho Đức thực hiện Chiến dịch tấn công Ardennes vốn đang được phía Đức lên kế hoạch. Ngoài ra, Quân Đức còn muốn chiếm đập Schwammenauel và phá con đập này để nhấn chìm quân Mỹ giữa sông Rur và sông Rhine. Nguồn ảnh: Warhistory.

Phe Đồng minh thực tế đã thua trận chiến này một cách toàn diện. Không chỉ chịu thiệt hại nặng về người, lính Mỹ thậm chí còn không đạt được bất cứ một chiến thắng mang tính chiến lược nào trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Hệ thống phòng thủ của quân Đức đã tỏ ra cực kỳ có hiệu quả kèm theo đó là thời gian diễn ra trận đánh khí hậu ở khu vực này có tuyết rơi dày liên tục, vừa khiến phương tiện cơ giới của Mỹ chật vật trong bùn tuyết vừa khiến Không quân Mỹ không thể tác chiến hiệu quả được. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mặc dù vậy, tới khi quân Đồng minh mở chiến dịch tấn công vào núi Ardennes, quân Đức buộc phải rút lui khỏi vùng rừng này nếu không muồn bị "chặt hậu, khóa đuôi". Kết quả là dù phía Đức dành được chiến thắng trọn vẹn ở trận Hurtgen, quân đội nước này cũng chỉ "câu giờ", mua thêm ít thời gian cho Đế chế thứ ba của Đức chứ không thể tác động được vào sự xụp đổ nhãn tiền. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thậm chí, nhiều sử gia còn cho rằng, nếu quân Đức "thả" cho Mỹ tiến công nhanh hơn ở khu vực Hurtgen thì nhiều khả năng, nước Đức đã bị Đồng minh chiếm đóng trước Liên Xô và thoát khỏi kiếp "chia năm xẻ bảy" ở hiệp định Yalta sau này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh và quân số đông không thể cản nổi của quân Liên Xô ở mặt trận phía Đông trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-chien-hurtgen-cuoc-chien-dam-mau-nhat-cua-my-trong-the-chien-2-1089949.html