Trần Đặng Đăng Khoa bật mí hành trang vòng quanh thế giới

Chàng trai 8X với niềm đam mê du lịch bụi gây ấn tượng với mọi người khi đi vòng quanh thế giới với chiếc xe máy.

Cùng khám phá những hành trang mà anh mang theo bên mình.

Giấy tờ photo

Hộ chiếu, visa, dấu xuất nhập cảnh, bằng lái, bảo hiểm du lịch, giấy tờ xe… là vật tối quan trọng trong mỗi chuyến xuất ngoại nên luôn được ưu ái trong việc cất giữ. Kinh nghiệm của Khoa là photo ra nhiều bản để trong balo và cốp xe, riêng bản gốc thì để trong túi nhỏ và nhét vào lớp áo trong cùng.

Tất cả giấy tờ đều được bao bọc trong các túi nylon chống nước cẩn thận. Thói quen này giúp anh rất nhiều, đặc biệt là trong chuyến đi Hy Lạp vừa qua. Đang chạy trên cao tốc trên đường rời khỏi Athen thì trời đổ mưa đột ngột. Vì đang ở giữa cao tốc nên anh không thể dừng lại, sau khi đi một đoạn xa, Khoa mới tìm được chỗ dừng xe để mặc áo mưa.

Nhờ chuẩn bị từ trước, giấy tờ cất kỹ vào các túi chống nước và balo luôn được trùm áo mưa nên chỉ mỗi người bị ướt, giấy tờ vẫn khô ráo.

Đăng Khoa chụp ảnh tại Santorini - Hy Lạp.

Tiền mặt và thẻ ATM

Tiền bạc là vấn đề cần đặc biệt cẩn tắc khi đi đến những vùng đất lạ. Trong chuyến đi của mình, Khoa mang theo 2 thẻ của ngân hàng Việt Nam, 1 thẻ ngân hàng nước ngoài. Nhờ vậy khi ở Ấn Độ, anh vẫn rút được tiền dù bị khóa mất một thẻ (máy ATM ở Ấn chỉ cho nhập 4 số, trong khi thẻ quốc tế ở Việt Nam số PIN lại có 6 số). Thẻ ATM và tiền mặt cũng được Khoa chia ra cất nhiều nơi trong người, trong balo, giấu trong xe phòng khi bị trộm cướp vẫn có tiền phòng thân.

Điện thoại

Khoa mang đến tận 3 chiếc điện thoại, trong đó một chiếc smartphone dùng để liên lạc, chụp ảnh, một chiếc “cùi bắp” để làm GPS dẫn đường treo trước xe. Bên cạnh đó, anh cũng mang theo một chiếc pin “khỏe”, tắt nguồn bỏ trong balo để phòng hờ khi mất cả 2 cái kia.

Bí quyết của Khoa là lưu sẵn số hỗ trợ khẩn cấp của cảnh sát, cứu hộ ở các nước, hotline hỗ trợ người Việt ở nước ngoài, hotline bảo hiểm du lịch (1800599998) và ISOS cứu hộ quốc tế (84838 247123). Anh cũng cài đặt ở mục Emergency Call ở màn hình khóa, trong trường hợp bị tai nạn bất tỉnh, không cần mở khóa vẫn có thể gọi được cho các hotline này.

Nam phượt thủ cũng cài đặt các ứng dụng về sơ cứu y tế, bản đồ offline, sử dụng tính năng chia sẻ vị trí mới của Google Maps để người mà anh chia sẻ luôn biết vị trí hiện tại hay lần cuối thấy Khoa là khi nào.

Bản đồ offline cực kỳ hữu ích và thực tế đã cứu nguy Khoa nhiều lần khi hỏng xe trên đường. Anh dùng nó để tìm vị trí đến ngôi làng gần nhất, tìm chỗ ngủ tạm hoặc tìm chỗ sửa xe hay tìm người giúp đỡ. Cũng nhờ app này, anh có thể lưu vị trí nhà nghỉ, khách sạn, chỗ đỗ xe để lang thang tham quan đây đó ở một thành phố xa lạ mà vẫn biết quay lại đúng chỗ.

Khung cảnh xinh đẹp tại Piacenza.

Ống lọc nước dã ngoại

Ở vài thành phố lớn mà Đăng Khoa đi qua như Georgia, nước sạch đến nỗi người dân còn có thể uống cả nước vòi. Tuy nhiên nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, nước đóng chai thậm chí còn bị làm giả. Hay như lần băng ngang sa mạc nối vùng Pakistan - Iran bị thiếu nước, Khoa vào trạm cảnh sát xin nước rồi lấy ống lọc nước vòi để uống bởi nơi đây rất khan hiếm nước uống. Những lúc như vậy ống lọc nước anh mang bên mình như một vị cứu tinh.

Tấm ảnh lưu lại hành trình qua Pakistan.

Bộ sơ cứu y tế

Nhờ giữ gìn sức khỏe, thích nghi tốt với các kiểu khí hậu khác nhau và kinh nghiệm trong các chuyến trekking trước nên Khoa tự hào đến nay vẫn chưa bị tai nạn hay bệnh tật gì. Mặc dù vậy, trong balo của anh luôn thủ sẵn bộ sơ cứu y tế, thuốc men.

“Tủ thuốc di động” này được Đăng Khoa để ở chỗ lấy ra nhanh nhất. Đặc biệt, anh còn để trong đó kết quả khám sức khỏe tổng quát của mình, phòng trường hợp bất tỉnh, nhân viên y tế hoặc cứu hộ sở tại biết rõ anh nhóm máu gì, tiền sử bệnh, kháng thuốc gì, các thông số sức khỏe cá nhân khác…

Bảo hiểm du lịch

Giải pháp phòng thân tốt nhất được anh lựa chọn là bảo hiểm du lịch. Hành trang này rất cần thiết, chỉ cần bỏ ra khoảng 1 USD/ngày nhưng sẽ hữu dụng nếu chẳng may gặp những rủi ro như tai nạn, bị mất hành lý, giấy tờ...

Khoa chọn mua gói TravelCare của Liberty nhờ nhiều ưu điểm cho một chuyến đi dài ngày ở nước ngoài. Cụ thể như: đảm bảo chi phí điều trị bệnh hoặc thương tật, mất hoặc thất lạc hành lý, mất giấy tờ tùy thân, dịch vụ cứu trợ y tế khẩn cấp với thủ tục bồi thường đơn giản, minh bạch. Gói bảo hiểm này có thể mua online, chỉ cần nhập địa điểm, thời gian của chuyến đi là bạn đã tự tính được mức phí bảo hiểm cần thiết và thanh toán trực tuyến.

Cho đến hiện tại, Đăng Khoa đã đi được gần hết chặng một từ TP.HCM đến Paris. Anh cũng chuẩn bị cho chặng nửa vòng Trái Đất còn lại để về Việt Nam.

Bảo hiểm Liberty Việt Nam thuộc tập đoàn bảo hiểm đa ngành toàn cầu Liberty Mutual Insurance với trụ sở chính đặt tại Boston, Mỹ. Liberty cung cấp đa dạng gói sản phẩm bảo hiểm cho cá nhân (bảo hiểm ôtô, xe máy, du lịch, nhà cửa, sức khỏe…) và bảo hiểm doanh nghiệp (bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, hàng hóa, tai nạn lao động…).

Từ nay đến hết ngày 31/12/2017, chủ thẻ VISA mua và thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ VISA tại website của công ty sẽ được hưởng mức ưu đãi giảm 15% từ mã khuyến mãi VISA247và lựa chọn thanh toán bằng thẻ VISA.

Giang Hoàng Nhơn

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/tran-dang-dang-khoa-bat-mi-hanh-trang-vong-quanh-the-gioi-post791921.html