Tranh cãi về quy định công nhận Giáo sư, Phó giáo sư

Quyết định 37 công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư 2019 đã được thông qua nhưng cách hiểu về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh lại gây ra tranh cãi. Trần Quang Huy – Đại học Phenikaa: 16 ứng viên bị loại không phải lỗi của họ, ở đây chính là việc đưa tiêu chuẩn thời điểm mà ứng viên đã nộp hồ sơ rồi thì không phải lỗi của họ vì đã thông qua hội đòng cơ sở và hội đông ngành Ít nhất trong 16 ứng viên thì 6-7 ứng viên có nghiên cứu khoa học vượt trội, thậm chí gấp 3-4 lần. Đấy là cái cần xem xét lại, thậm chí vượt ra ngoài chuẩn mà đặt ra năm nay.Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội: Quyết định 37 không rõ rang, thiếu như vậy là thiếu bao nhiêu, nếu không có thì có thẻ thay thế hoàn toàn không cho nên gây nên sự khiểu không thống nhấ giữa một số hội đồng. Tuy nhiên sau quá trình xem xét thì quyết định sáng suất thì nhiều hội đồng cho rằng thành tích có thể thay thế nhưng nêu skhoong có gì thì không thể thay thế được. Thiếu giờ giảng 3 năm cuối thì không bỏ phiếu, điều này là phù hợp, quyết định của hội đồng vẫn là quyết định. PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai: Nói thật chức danh GS có ý nghĩa quan trọng, nhưng vừa nghiên cứu vừa giảng dạy mới nhên nhận. nếu chỉ làm nghiên cứu không giảng thì khoog nên, hai cái này phải giao thoa trong ừng ngànhGS Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội: Quá coi trọng công bố quốc tế, thì sẽ dẫn đến những bất cập, và nó không sự tạo nên sự. Mong Rằng từng bước những tieu chí phải được hoàn thiện đáp ứng được yeu cầu hội nhập quốc tế nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống của VN. GS là bậc cao nhất phải là thầy giỏi có cống hiên và có qua trình tu luyện và trưởng thành được thừ nhận ở môi trường đó.

Có tổng số điểm nghiên cứu khoa học là 29,25, vượt chuẩn so với quy định PGS 3 lần, có thời gian giảng dạy đại học 4 năm và tham gia hướng dẫn 6 nghiên cứu sinh, tuy nhiên,TS Trần Quang Huy vẫn bị loại trong lần xét duyệt PGS năm 2019. Điều khiến Tiến sĩ Huy bức xúc cho rằng do không phải mình không đủ tiêu chuẩn mà do Hội đồng Giáo sư Nhà nước đưa ra một “chuẩn cứng” khác với Quyết định 37, và đưa ra sau khi ứng viên đã nộp hồ sơ, là quá vô lý.

Không chỉ Tiến sĩ Huy mà đa phần ứng viên bị loại đều không tâm phục khẩu phục lý do mà hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước đưa ra. Bởi lẽ, dẫn nội dung khoản 7, điều 5 của QĐ 37, nhiều ý kiến cho rằng quy định này hoàn toàn cho phép thay thế hướng dẫn chính 2 NCS chưa có bằng tiến sĩ bằng 6 bài báo khoa học, mà toàn văn Quyết định 37 không có điều khoản nào quy định “chỉ được thiếu một phần, không được thiếu toàn bộ” như Hội đồng Giáo sư nhà nước “vận dụng”. Điều này dẫn đến quyết định không thống nhất của chính các hội đồng ngành.

Cũng theo chuyên gia việc sửa đổi quy định công nhận chức danh GS, PGS đã có nhiều tiến bộ so với trước khi quy định ứng viên phải có bài báo quốc tế. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần, bởi chức danh GS, PGS nó phải gắn với cơ sở đào tạo. Vì thế, không nên thiên về yếu tố nghiên cứu khoa học mà coi nhẹ đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Cân bằng được giữa đào tạo và nghiên cứu mới chính là hướng đi đúng.

Rõ ràng, sẽ không có hiểu lầm gây nên tranh cãi không đáng có theo chia sẻ của nhiều chuyên gia và ứng viên nếu như quy định cách hiểu về xét công nhận GS, PGS được hội đồng Giáo sư nhà nước công bố ngay từ đầu. Vì thế, việc hoàn thiện, bổ sung để có quy định chính xác của quyết định 37 là điều cần phải làm sớm, tránh hiện tượng thay đổi luật chơi giữa chừng gây bức xúc như năm nay./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/tranh-cai-ve-quy-dinh-cong-nhan-giao-su-pho-giao-su