Tranh cãi về sai lầm chết người của Mỹ ở Iraq

Có không ít tranh cãi về đường lối ngoại giao hiện tại của Chính quyền Trump.

Đầu năm nay, chính quyền Trump trong khi gây căng thẳng với Iran, đã rút về các nhân viên của những tổ chức phi chính phủ ra từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad và các nơi khác ở Iraq về nước mà không rõ động lực nào đã kích hoạt động thái này.

Trong trường hợp Washington dự tính một cuộc tấn công quân sự vào Iran và để đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy, Iran chắc chắn sẽ tấn công lại các lợi ích của Hoa Kỳ, vì vậy, thận trọng di tản người Mỹ khỏi quốc gia láng giềng Iraq là có thể hiểu được.

Nhưng “sự hoài nghi” là cách giải thích thích hợp nhất vào lúc này đối với những chính sách của Nhà Trắng về các nguy cơ an ninh ở phần còn lại của thế giới.

Tháng 9 năm ngoái tại thành phố Basra, miền nam Iraq, một quả đạn súng cối tấn công vào khu vực lãnh sự quán Hoa Kỳ, sự việc đủ để Cố vấn An ninh Quốc gia, John Bolton yêu cầu Lầu Năm Góc lên kế hoạch tấn công Iran.

Tuy nhiên, Lãnh sự quán Mỹ không hề hấn gì, đạn rơi vô hại trong một bãi đất trống. Gần đó, Lãnh sự quán Iran ở Basra cũng từng đối mặt với vụ việc tương tự trước đấy.

Giờ đây, việc rút các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ ở Iraq có hiệu lực vĩnh viễn. Trong bối cảnh căng thẳng với Iran ngày càng leo thang, động thái này chẳng khác nào một tin nhắn đe dọa mà Washington muốn gửi đến Tehran, kiểu như, “chúng tôi đã sẵn sàng”. Một kiểu gây áp lực ưa thích của người Mỹ.

Nhưng cái cách chính quyền Iran đáp trả cho thấy, chính sách của Washington với Tehran dường như là không hiệu quả.

Sơ tán có nghĩa là lãng phí đại sứ quán mà Hoa Kỳ ở Iraq. Rõ ràng, một số doanh nghiệp Mỹ ở Iraq sẽ gặp không ít khó khăn vì điều đó.

Trong bối cảnh chính trị và kinh tế ở một số quốc gia Ả-Rập, một phần của hoạt động kinh doanh của người Mỹ ở đó là chống lại ảnh hưởng của Iran ở Iraq. Một đại sứ quán với số lượng nhân viên ít ỏi không phải là một cách hiệu quả để làm điều đó.

Tình huống tương tự như hậu quả của việc phát động chiến tranh Iraq năm 2003 với rất ít suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra hậu thời Saddam Hussein, ngoài những kỳ vọng màu hồng vè một nền dân chủ tự do và hòa bình kiểu Mỹ.

Phần lớn Iraq ngày nay là những dư chấn của cuộc xâm lược đó. Chúng bao gồm nhiều vấn đề khác trong và ngoài Iraq. Những rối loạn ở Basra, sự trỗi dậy và sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo IS là cơ hội gia tăng ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Việc rút các nhân viên ngoại giao ở Iraq đi kèm với tin tức rằng chính quyền Trump đang phái thêm quân tới Ả-Rập Xê-Út.

Hai sự phát triển này cùng nhau minh họa cho một thực tế có thể thấy rõ, đó là, sự can thiệp của Washington vào một khu vực, như Trung Đông, luôn đồng nghĩa với sự hiện diện quân sự hoặc các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại đó.

Trong các cuộc tranh cãi không có hồi kết ở Washington, sự tham gia của quân đội được coi là chủ nghĩa cô lập. Trên thực tế, giải pháp thay thế hiệu quả nhất, và được ưu tiên hàng đầu luôn là Ngoại giao.

Lợi ích của Hoa Kỳ liên quan đến việc xây dựng nhiều hơn là phá hủy. Chính sách ngoại giao khéo léo, mạnh mẽ đặc biệt hữu ích, và thực sự rất cần thiết trong việc duy trì các lợi ích của Washington trong bối cảnh xung đột chính trị, đa chiều như đang tồn tại ở Iraq ngày nay.

Thái độ tôn vinh sức mạnh của Mỹ của chính quyền Trump đã được thể hiện qua việc đỗ một vài chiếc xe tăng bên cạnh Đài tưởng niệm Lincoln vào ngày quốc khánh.

Một chính quyền xuống cấp về ngoại giao đã xuất hiện theo nhiều cách, bao gồm cả tuyển dụng tại Bộ Ngoại giao, cử những người không đủ tiêu chuẩn cho các chức vụ đại sứ quan trọng, và rút khỏi các thỏa thuận đã được đàm phán thận trọng bởi chính quyền trước đây.

Các vị trí trống tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad chỉ là sản phẩm phụ của chiến dịch chống Iran. Điều này không chỉ đơn giản là làm cho việc kinh doanh tại Iraq của người Mỹ trở nên khó khăn hơn, nó còn là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn rất nhiều.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tranh-cai-ve-sai-lam-chet-nguoi-cua-my-o-iraq-3384643/