Tranh chấp giao thương trực tuyến ngày càng nhiều

Tranh chấp mua bán trực tuyến ngày càng tăng nhưng việc giải quyết tranh chấp chưa hiệu quả.

Dịch Covid-19 giúp giao thương trực tuyến phát triển, nhưng đồng thời tranh chấp giữa người bán với đối tác và khách hàng cũng tăng theo. Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán trực tuyến chưa hiệu quả. Đó là khẳng định của các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực thương mại điện tử.

Khảo sát mới được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện và công bố cho thấy, có 24,4% doanh nghiệp ghi nhận từng có tranh chấp với người mua, bên bán hoặc cả hai trong thời gian qua.

Hàng nhận được không giống với quảng cáo là một trong nhưng xu hướng vi phạm điển hình trong thương mại điện tử tại Việt Nam. Ảnh minh họa: KT

Hàng nhận được không giống với quảng cáo là một trong nhưng xu hướng vi phạm điển hình trong thương mại điện tử tại Việt Nam. Ảnh minh họa: KT

Trong đó, xu hướng tranh chấp ở môi trường giao thương trực tuyến ngày càng nhiều. Hiện nay có 4 phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến ở Việt Nam gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. 57,8% doanh nghiệp và cá nhân chọn phương pháp thương lượng; 46,8% chọn giải quyết tranh chấp qua tòa án, trong khi 22,8% tiến hành hòa giải và số còn lại cần tới trọng tài để xử lý tranh chấp.

Đáng chú ý, dù Việt Nam đã có Luật Giao dịch điện tử, nhưng xu hướng áp dụng công nghệ trong việc giải quyết các tranh chấp trực tuyến chưa được ứng dụng nhiều do khung pháp lý chưa hoàn thiện và cũng chưa nhiều người biết đến./.

Thu Trang/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/tranh-chap-giao-thuong-truc-tuyen-ngay-cang-nhieu-856480.vov