Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi nguyên nhân chủ yếu do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm virus. Cha mẹ cần biết cách xử trí ban đầu, đưa trẻ đi khám kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng viêm tai giữa hoặc một số bệnh lý liên quan khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn hiện trong những tháng đầu đời khiến bé dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng, dị ứng và một số yếu tố môi trường bên ngoài. Triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm đường hô hấp trên. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường bị khó thở, ảnh hưởng đến nhịp ăn uống và nghỉ ngơi thường ngày.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi sẽ cảm thấy khó thở, khó bú mẹ hoặc bú ngắt quãng - Ảnh minh họa: Internet

Theo trang Livestrong, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nguyên nhân do sự tiết nước bọt quá mức trong giai đoạn mọc răng, trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện khi bé bị cảm lạnh thông thường hoặc bị nhiễm virus.

Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Internet

Trong giai đoạn 2 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường dễ bị cảm lạnh hơn do hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện. Ngoài nghẹt mũi, bé có thể bị sốt nhẹ, ho và chán ăn.

Làm gì khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi?

Triệu chứng nghẹt mũi của trẻ sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Cha mẹ có thể lắp máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ độ ẩm ở mức ổn định. Khi bế trẻ sơ sinh, cha mẹ chú ý nâng cao đầu trẻ. Cách làm đơn giản này sẽ giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống thuốc thông mũi, thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc ho khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ nên để đầu trẻ cao hơn khi bế để giảm cơn nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cha mẹ có thể làm sạch mũi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng cách dùng máy hút mũi hút hết chất nhầy để con dễ thở hơn. Trước tiên, cha mẹ bế trẻ trên tay, bàn tay đặt nhẹ dưới vùng cổ. Nhỏ vài giọt nước mũi sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng dịch nhầy mũi. Tiếp theo, bóp dụng cụ hút và đưa vào đầu lỗ mũi của trẻ. Thả bầu máy hút sau đó tiến hành hút dịch nhầy ra. Thao tác tương tự với bên lỗ mũi còn lại. Sau cùng, cha mẹ rửa máy hút mũi bằng xà phòng và tráng lại bằng nước ấm.

Dùng dụng cụ hút mũi sẽ loại bỏ dịch nhầy đọng trong mũi trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường xuyên bị nghẹt mũi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Khi chất nhầy dịch mũi dư thừa chảy sang tai sẽ khiến vi khuẩn hoạt động gây bệnh viêm tai giữa. Lúc này, trẻ bị nghẹt mũi sẽ kèm theo biểu hiện liên tục đưa tay lên vùng trán.

Ngoài ra, trẻ bị nghẹt mũi kèm theo triệu chứng sốt trên 38 độ C và ho kéo dài gần 2 tuần có thể là dấu hiệu bệnh viêm phế quản hoặc cảm cúm, cha mẹ cần theo dõi và đưa con đến bệnh viện kịp thời.

Hồng Ngân

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/tre-so-sinh-2-thang-tuoi-bi-nghet-mui-cha-me-can-lam-gi-c21a296353.html