Trí tuệ nhân tạo liệu có thể 'lấp' lỗ hổng an ninh mạng tại Việt Nam?

Chuyên gia cho rằng trí tuệ nhân tạo trong tương lai có thể sẽ trở thành 'chìa khóa' để giải quyết các lỗ hổng an ninh mạng của Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN), TS Nguyễn Việt Hùng, Chủ nhiệm Bộ môn An toàn Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã có bài thuyết trình về thách thức an toàn thông tin mạng và khả năng ứng dụng AI trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, hiện nay các cuộc tấn công mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, chu trình tấn công ngày càng ngắn lại và có kỹ thuật tấn công tiên tiến hơn. Do vậy các phương pháp phân tích mã độc truyền thống sẽ không còn phù hợp.

Với ưu điểm vượt trội, có thể phân tích các dữ liệu chứa mã độc theo phương pháp truyền thống như signature-based (phát hiện xâm nhập bằng cách so sánh), công nghệ AI còn có khả năng học và dự đoán khả năng nhiễm mã độc của dữ liệu, phát hiện lỗ hổng, từ đó tự động sinh ra mã bảo vệ tiêu diệt mã độc.

Tuy nhiên để có thể ứng dụng công nghệ AI rộng rãi, đa lĩnh vực tại Việt Nam, TS Hùng cho rằng cần đầu tư về nguồn lực kinh tế, kỹ thuật và giáo dục mọi người nhận thức về tầm quan trọng của an ninh mạng. "Nhà nước cần đưa ra những quy định siết chặt các hình thức vi phạm an ninh mạng", TS Hùng nói.

Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong top 10 quốc gia về tỷ lệ người tiêu dùng sở hữu thiết bị trong gia đình có tích hợp công nghệ AI. Số lượng kết nối càng nhiều sẽ càng tạo ra lỗ hổng trong an ninh mạng càng lớn. Việt Nam cũng là một trong 10 quốc gia bị tấn công camera giám sát IP bằng mã độc nhiều nhất.

Ngoài ra, đa số người sử dụng mạng tại Việt Nam có xu hướng sử dụng phần mềm crack không mất phí, cách này dễ dàng khiến người dùng bị điều khiển tham gia vàocuộc tấn công mạng nào đó do hacker đính kèm một backdoor, virus âm thầm cài đặt trên máy.

Hiện có một số phương pháp phát hiện lỗ hổng sử dụng công nghệ AI được nghiên cứu trên thế giới như deep learning, hệ thống IDS, DIP... Trong đó deep learning có thể phát hiện mã độc dưới dạng ảnh xám, tìm những biểu diễn ảnh. Hệ thống này được cài đặt để phát hiện nội dung, phân loại dữ liệu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên thế giới, theo nghiên cứu mới nhất của hãng tư vấn công nghệ Gartner, ngành công nghiệp AI toàn cầu năm 2018 có sự tăng trưởng đột phá (cao hơn 70%) so với năm 2017, đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ mang tính đột phá nhất trong 10 năm tới nhờ có những tiến bộ về công suất tính toán; sự nhảy vọt về khối lượng, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu.

Khảo sát năm 2017 của McKinsey cho thấy, trong ba năm tới, các ngành tiên phong đầu tư lớn ứng dụng AI bao gồm dịch vụ tài chính, công nghệ cao, viễn thông, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và sản xuất tiên tiến. Đây là những ngành có mức độ khả thi kỹ thuật tương đối cao để ứng dụng AI gắn với mô hình kinh doanh. Việc ứng dụng AI trong các ngành nghề trên toàn cầu sẽ mang lại tổng doanh thu hơn 47 tỷ USD vào năm 2020.

Trên thế giới, theo nghiên cứu mới nhất của hãng tư vấn công nghệ Gartner, ngành công nghiệp AI toàn cầu năm 2018 có sự tăng trưởng đột phá (cao hơn 70%) so với năm 2017, đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ mang tính đột phá nhất trong 10 năm tới nhờ có những tiến bộ về công suất tính toán; sự nhảy vọt về khối lượng, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu.

Khảo sát năm 2017 của McKinsey cho thấy, trong ba năm tới, các ngành tiên phong đầu tư lớn ứng dụng AI bao gồm dịch vụ tài chính, công nghệ cao, viễn thông, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và sản xuất tiên tiến. Đây là những ngành có mức độ khả thi kỹ thuật tương đối cao để ứng dụng AI gắn với mô hình kinh doanh. Việc ứng dụng AI trong các ngành nghề trên toàn cầu sẽ mang lại tổng doanh thu hơn 47 tỷ USD vào năm 2020.

Về tác động của AI tới kinh tế thế giới, mới đây, công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC) dự đoán đến năm 2030, AI sẽ giúp kinh tế thế giới tăng trưởng 14% - tương đương khoảng 15,7 nghìn tỷ USD.

Tại Việt Nam, AI được đưa vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển tại Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó, Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã xác định công nghệ AI là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn của cuộc CMCN 4.0, cần tổ chức triển khai nghiên cứu nhưng chưa có những nội dung cụ thể thúc đẩy phát triển. Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 3/2018 đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tác động và xây dựng Chiến lược quốc gia về cuộc CMCN 4.0.

Tháng 10/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kế hoạch triển khai "Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2025" nhằm liên kết các bên phát triển, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ AI, thúc đẩy công nghệ phát triển ở các lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh.

Bảo Lâm

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/tri-tue-nhan-tao-lieu-co-the-lap-lo-hong-an-ninh-mang-tai-viet-nam-d162292.html