Triển khai ứng dụng chữ ký số trong văn bản điện tử

Cùng với triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, việc triển khai ứng dụng chữ ký số (là một dạng chữ ký điện tử, thay thế cho chữ ký tay, con dấu truyền thống đang sử dụng trên văn bản giấy) của các cơ quan Nhà nước cũng được xem là phương án giải quyết tốt nhất mọi vấn đề khi giao dịch trên môi trường Internet, có tính bảo mật cao. Qua đó góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo hiệu quả tích cực trong xây dựng chính quyền điện tử tỉnh.

Bộ phận “Một cửa” Sở Thông tin và Truyền thông.

Chữ ký số là mộtdạng chữ ký điện tử. Chữ ký số được tạo ra bởi người ký đóng vai trò như chữ kýđối với cá nhân hay con dấu đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được thưànhận về mặt pháp lý. Theo quy định hiện hành thì trong hệ thống Quản lý văn bảnđiều hành có 2 loại chữ ký số được áp dụng, đó là chữ ký số cá nhân (là chữ kýđiện tử được ký bởi cá nhân có thẩm quyền, dùng để thay thế cho chữ ký taytruyền thống) và chữ ký số của cơ quan/tổ chức (là chữ ký điện tử được ký bơỉngười được ủy quyền của cơ quan/tổ chức; thường là văn thư của đơn vị, chữ kýnày thay thế cho con dấu của cơ quan/tổ chức, có tính hiệu lực pháp lý như condấu của cơ quan tổ chức). Chữ ký số hành chính do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp vàxác thực, các đơn vị được chọn cung cấp các giải pháp kỹ thuật như Tập đoànCông nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông ViệtNam (VNPT)…

Đồng chí NguyễnHuy Thái, Trưởng phòng Giải pháp Công nghệ thông tin, Trung tâm Công nghệ thôngtin VNPT Ninh Bình cho biết: Thực hiện các thông tư quy định và các văn bản củaNhà nước, Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai gửi nhận văn bản trên hệ thốngquản lý văn bản điện tử (theo Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin vàTruyền thông về ký số, kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử, Quyết định số28/2018/QĐ-TTg, ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận vănbản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), UBND tỉnh vàSở Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thựchiện đẩy mạnh công tác gửi, nhận văn bản và thực hiện triệt để việc khai tháccó hiệu quả hệ thống phần mềm trong gửi, nhận văn bản điện tử. Muốn đẩy mạnhviệc khai thác có hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử thì bắt buộc phải ápdụng triệt để thực hiện chữ ký số trên phần mềm. Là đơn vị được UBND tỉnh giaotriển khai hệ thống quản lý văn bản cũng như hệ thống hành chính công trên địabàn toàn tỉnh, VNPT Ninh Bình đã thực hiện tích hợp các giải pháp chữ ký sốtrên phần mềm. Trên hệ thống quản lý văn bản, VNPT đang áp dụng 2 giải pháp, đólà ký số bằng thiết bị cứng Token (các cơ quan, tổ chức bắt buộc phải có thiếtbị USB Token, chứng thư số được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp) và kýsố bằng sim PKI (gắn trên thiết bị di động, smartphone, tab…). Với 2 giải phápnày đã nâng cao hiệu quả trong công tác gửi nhận văn bản của các cơ quan Nhànước. Ưu điểm khi VNPT triển khai ký số bằng sim PKI giúp các đồng chí lãnh đạothuận lợi hơn khi ký duyệt văn bản ở mọi lúc, mọi nơi.

Để việc sử dụngchữ ký số được triển khai rộng rãi, có chất lượng, Sở Thông tin và Truyền thôngphối hợp với các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền về lợi íchứng dụng chữ ký số; tổ chức rà soát, cung cấp chứng thư số cho các cơ quan, tổchức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh trong sử dụng chữ ký số. Đồng thời,Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàntỉnh và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chocán bộ, công chức, tổ chức, cá nhân để thực hiện việc ký số. Thế mạnh của tỉnhtrong triển khai chữ ký số đó là Hệ thống văn bản quản lý, điều hành của tỉnhđã triển khai đến 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; UBND cácxã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị với trên8.600 tài khoản người dùng, đã kết nối liên thông với trục liên thông văn bảnquốc gia.

ứng dụng chữ kýsố mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giảm chi phí mua giấy in, mực, chi phígửi văn bản qua đường bưu chính; giảm công sức lao động, bảo mật dữ liệu cánhân, các dữ liệu chuyên môn; được ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động tácnghiệp hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao mức độ an toàn và bảomật cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trên môitrường mạng. Việc ứng dụng chữ ký số bước đầu đạt được những kết quả nhất định,làm thay đổi tác phong, lề lối làm việc, từ giải quyết công việc dựa trên giâýtờ sang giải quyết công việc trên môi trường điện tử hiện đại, nhanh, gọn; tạothuận lợi tối đa trong giải quyết công việc của cơ quan hành chính, tổ chức cánhân về thời gian, công sức. Qua đó, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính củatỉnh. Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chínhphủ cấp 1.866 chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong đócó 492 chứng thư số cho tổ chức; 1.374 chứng thư số cho các cá nhân. Đồng thời,cấp trên 120 SIM PKI thực hiện ký số trên thiết bị di động cho các cá nhân làlãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (đangphối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai tích hợp số điện thoại trên SIM PKIthực hiện việc ký số mobile).

Theo đồng chí BùiXuân Chiên, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông:Việc thực hiện ký số trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn như một số cơ quan, đơnvị, đặc biệt là ở cấp xã, việc ứng dụng triển khai chữ ký số trong gửi, nhậnvăn bản điện tử tỷ lệ còn thấp. Trong đó có nguyên nhân do hạ tầng thiết bịđược trang bị cho các xã cũ, lạc hậu, việc đáp ứng cho chữ ký số còn hạn chế.Bên cạnh đó, một số đồng chí lãnh đạo chưa thực sự quan tâm, chưa xác định đượctầm quan trọng của chữ ký số.

Thời gian tới, SởThông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai theo quy định tại Nghị định số45/2020/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chínhtrên môi trường điện tử. Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn để các đơn vịthực hiện tốt việc ứng dụng chữ ký số chuyển nhận văn bản. Các cơ quan, đơn vịcũng cần bảo đảm một số yếu tố để làm nền tảng ứng dụng chữ ký số như hạ tầngcông nghệ thông tin và hệ thống mạng hoạt động ổn định; nguồn nhân lực cán bộcông nghệ thông tin có chuyên môn tốt, có đủ khả năng hỗ trợ người dùng.

Bài, ảnh: HồngVân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/trien-khai-ung-dung-chu-ky-so-trong-van-ban-dien-tu-20200603094640493p4c32.htm