Triển lãm tranh của danh họa Rumani và Văn Dương Thành

Triển lãm tranh Rumani – Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại Phòng triển lãm nghệ thuật – Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) từ ngày 10 - 15/3/2020.

Tác phẩm “Hoàng hôn” của Ion Murariu.

Tác phẩm “Hoàng hôn” của Ion Murariu.

Triển lãm tranh đem đến cho người yêu hội họa những kiệt tác trong nền hội họa cổ điển đương đại của Rumani, cùng với những tác phẩm giá trị của họa sĩ Văn Dương Thành (Việt Nam).

Triển lãm lần này được tổ chức nhằm đánh dấu 50 năm thành lập cộng đồng Pháp ngữ, mà trong đó Rumani và Việt Nam là những thành viên vô cùng quan trọng. Sự kiện cũng nhằm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Rumani và Việt Nam.

Tác phẩm “Sự hòa quyện” của Ion Pacea.

Cũng trong năm 2020, Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội và Lãnh sự danh dự Rumani tại TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động khác nhằm tôn vinh 70 năm quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước: Hội thảo, các chuyến thăm viếng, Rumani tham dự Hội chợ Thương mại Quốc tế tại Việt Nam vào tháng 7 tại Hà Nội với tư cách khách mời danh dư, giới thiệu sách tại Học viện Ngoại giao Việt Nam,...

Nền hội họa của Rumani đã có nhiều thay đổi sâu sắc qua thế kỷ 19, 20 và 21. Phần đông các họa sĩ đã theo học tại Bucharest và Paris (Pháp).

Tác phẩm “Khu phố Nicolina từ Iasi” của Francisc Bartok.

Những yếu tố làm nên sự riêng biệt trong phong cách sáng tác của họ chính là sự kết hợp giữa các yếu tố của chủ nghĩa hiện đại cùng với những giá trị truyền thống.

Triển lãm trưng bày những tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng của Rumani như Nicolae Grigorescu (1838-1907), Ion Andreescu (1850-1882), Henri Catargi (1894-1976)…

Nicolae Grigorescu chính là người đem đến một làn gió mới cho nền hội họa của Rumani. Ông nhận Rembrandt và Rubens làm thầy giáo của mình, từ đó mở ra một hướng tư duy mới về nhựa.

Dù chịu ảnh hưởng phong cách sáng tác của Millet, Corot và Courbet, ông đã tạo ra dấu ấn riêng qua việc kết hợp phong cách sáng tác của cả ba người.

Hai tác phẩm của họa sĩ vĩ đại "Ánh sáng" và "Hang động Dambovicioarei" được giói thiệu với công chúng Thủ đô trong triển lãm này.

Ion Andreescu vẽ những bức tranh đầu tiên về cảnh thiên nhiên chết chóc hoặc các bức tranh chân dung, nhưng con đường thực sự ông chọn là vẽ tranh phong cảnh. Tài năng của ông đã được Nicolae Grigorescu phát hiện và khích lệ.

Họa sĩ Andreescu đến Paris vào những năm cuối đời với tư cách là học sinh tại Học viện Julian. Được Grigorescu động viên, ông dành nhiều thời gian làm việc tại Barbizon tại các buổi hướng dẫn của Học viện.

Do chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách Pháp, nghệ thuật của ông có phần thanh tao và đạt được sự cân bằng về mặt tâm hồn. Trong triển lãm lần này, Andreescu góp mặt với tác phẩm tranh sơn dầu "Rừng rậm".

Henri Catargi một trong những họa sĩ hàng đầu của Rumani, trong công cuộc đưa những ảnh hưởng của châu Âu - và đặc biệt là Pháp vào nghệ thuật truyền thống của Rumani.

Dù không phải là người duy nhất làm điều này, nhưng Catargi đã tạo ra một phong cách cá nhân nguyên bản và sâu sắc, với độ nhận diện cao. Trong triển lãm lần này, Catargi xuất hiện với tác phẩm “Khung cảnh từ Sozopol”.

Tác phẩm “Khung cảnh từ Sozopol” của Henri Catargi.

Tại triển lãm, người yêu hội họa còn có thể chiêm ngưỡng những bức tranh phong cảnh được vẽ bởi những họa sĩ nổi tiếng người Romania như: Ion Pacea (1924-1999), Ion Murariu, Francisc Bartok, Marcel Olinescu, Petre Atanasie. Ion Musceleanu, Eugen Popa, Ghe. Savu, N.Constantinescu…

Tác phẩm “Cảnh biển” của PetreAtanasie.

Họa sĩ Văn Dương Thành là họa sĩ Việt duy nhất có tranh tham dự triển lãm này. Bà vốn một trong những người bạn nghệ sĩ thân thiết của văn phòng Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội.

Nữ họa sĩ cũng đã tổ chức nhiều triển lãm rất thành công ở Rumani, ở Bucharest và Iasi. Bà được giới chuyên môn đánh giá là một trong những họa sĩ đương đại nổi bật với một quan đểm sáng tạo về lịch sử nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Họa sĩ Văn Dương Thành gửi tham dự triển lãm những sáng tác mới nhất của mình năm 2020.

Tác phẩm “Sóng biển” của Văn Dương Thành.

Đại sứ Emil Ghitulescu cho biết ông ngưỡng mộ bức chân dung của Mahatma Gandhi, một trong những tác phẩm bất hủ của họa sĩ Văn Dương Thành được treo tại Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội.

Chia sẻ cảm nhận của mình về phong cách sáng tác của họa sĩ Văn Dương Thành, đại sứ Emil Ghitulescu nhấn mạnh: Tôi đánh giá cao sự quan tâm mà nữ họa sĩ Việt dành cho màu sắc, cùng với các sắc thái của nó.

Bà Thành sử dụng màu trắng thể hiện ánh sáng và niềm hạnh phúc, màu xanh lá cây, vàng, cam, xanh dương và tím. Một bảng màu lớn.

Tác phẩm “Xuân Canh Tý” của Văn Dương Thành.

“Họa sĩ Văn Dương Thành cũng sử dụng những đường kẻ dày, màu đen,để làm nổi bật những yếu tố quan trọng trong bức vẽ của mình, tạo nên những “điểm nhấn” cho các sáng tác. Một vài bức tranh phong cảnh của bà cho phép chúng ta tự do tưởng tượng một số đường nét, mang tính gợi nhiều hơn là đem đến cho người xem những hình khối cố định, cứng nhắc”.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/van-hoa/trien-lam-tranh-cua-danh-hoa-rumani-va-van-duong-thanh-4070050-v.html