Trình ra ba “phiên bản” về một con người

Nhà văn Nguyễn Đình Tú (Trưởng ban Văn xuôi, Tạp chí Văn nghệ Quân đội) mới trình làng cuốn tiểu thuyết thứ 4 mang tên Phiên bản dày 400 trang, với những lát cắt hiện thực khiến người đọc ngộp thở, rùng mình và bị cuốn vào câu chuyện, cùng âu lo trước những thân phận con người.

(TT&VH) - (TT&VH) - Nhà văn Nguyễn Đình Tú (Trưởng ban Văn xuôi, Tạp chí Văn nghệ Quân đội) mới trình làng cuốn tiểu thuyết thứ 4 mang tên Phiên bản dày 400 trang, với những lát cắt hiện thực khiến người đọc ngộp thở, rùng mình và bị cuốn vào câu chuyện, cùng âu lo trước những thân phận con người. TT&VH có cuộc trò truyện với nhà văn Nguyễn Đình Tú xung quanh tác phẩm này. * Ngạt thở, tò mò, hồi hộp đến phút cuối là cảm giác khi đọc Phiên bản. Dường như sự chuyên nghiệp của một cây viết đã khẳng định qua ba cuốn tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện và Nháp đã cho anh bắt tay vào Phiên bảnvới sự tự tin để bứt phá? - Đúng là khi bắt tay viết cuốn tiểu thuyết thứ tư thì không còn cái ấu trĩ, khờ khạo của người bắt đầu khai phá thể loại “máy cái” (tức thể loại tiểu thuyết) này nữa. Nhưng sự tự tin không nằm ở số lượng tiểu thuyết trước đó mà nằm ở bản lĩnh nhà văn. Còn sự bứt phá ư? Tôi vẫn đang chờ đợi sự đánh giá từ phía độc giả. Họ có ghi nhận sự bứt phá của tôi qua cuốn tiểu thuyết này hay không, đó mới là điều quan trọng. Nhà văn Nguyễn Đình Tú * Tiểu thuyết đề cập sự khốn cùng của những người bỏ quê hương, vượt biển ra đi rồi thiệt mạng vì cướp biển. Câu chuyện xúc động về những thuyền nhân được tái hiện khá chân thực. Điều gì ám ảnh anh khi viết về những thân phận này? - Hãy nhìn những nhân vật này trong mối liên hệ với chuỗi những nhân vật khác để làm nên tác phẩm. Sự vượt biển ra đi sẽ liên quan đến sự trở về. Sự trở về ấy lại liên quan đến những diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Không tạo được sự chân thực khi cần chân thực thì bạn đọc sẽ bỏ sách của tôi xuống mất. Còn điều gì ám ảnh tôi ư? Tất cả những điều gì thuộc về con người mà khó lý giải thì đều ám ảnh tôi. Nhà văn cầm bút viết chính là đang tự lý giải mình và lý giải cuộc đời. * Có một hình ảnh xuyên suốt câu chuyện là ánh trăng, được xây dựng như một kiểu nhân vật dị biệt, bên cạnh đó là nữ nhân vật chính bị cuộc sống xô đẩy, bầm dập thành một “siêu giang hồ”. Anh sử dụng ánh trăng “biết nói” để kết tội và rửa tội cho Diệu, giúp linh hồn Diệu siêu thoát, đấy có phải là giá trị nhân văn mà anh muốn nói tới trong Phiên bản? - Tiểu thuyết được khai triển song song ba ngôi kể với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Không phải chỉ có nhân vật “ánh trăng biết nói” mới làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm. Nhân vật này xuất hiện đóng vai trò như một thủ pháp đưa đà câu chuyện tiểu thuyết hơn là chứa đựng trong nó những thông điệp. Tiểu thuyết Phiên bản * Một nhà văn Tây Ban Nha nói đại ý: Chiếc rìu của một tiều phu giỏi chẳng có nghĩa lý gì trên một sa mạc không cây cối. Viết về thế giới tội phạm, một đề tài ngỡ như sa mạc hoang hóa, cây bút tiểu thuyết có kinh nghiệm như anh gặp khó khăn gì không? - Khó khăn muôn thuở là làm sao viết cho hay. Còn đề tài ư? Có thể là sa mạc với người này nhưng lại là cánh rừng nguyên sinh với người kia. Nếu ví nhà tiểu thuyết như một tiều phu giỏi thì anh ta phải biết cánh rừng nào có thể đến để vung rìu. * Phiên bản có “cảnh nóng”, có bạo lực, tội phạm... với tần suất khá dày. Đây có phải là tham vọng của cây viết tuổi Giáp Dần về một cuốn sách best- seller, một cuốn sách không chỉ thuyết phục độc giả nghiệp dư mà cả những tác giả lão làng? - Tôi chả bao giờ ngây thơ tin rằng sách của mình lại được các nhà văn cùng thời tìm đọc (Ngoài số bạn văn mà tác giả trực tiếp tặng). Tôi chỉ hy vọng ở những độc giả thực sự, tức là những người có thể chấp nhận nghe tôi kể một câu chuyện với tài năng khiêm tốn của mình... Mà những người đó là ai? Là những người dám bỏ tiền ra mua sách của tôi. Tham vọng của tôi ư, nếu có thì đó là làm sao để những người bỏ tiền ra mua sách của tôi không cảm thấy tiếc tiền và tiếc thời gian đọc sách. * Nhưng thực tế là nhà văn Ma Văn Kháng, một cây bút tiểu thuyết lão làng, đã đọc Phiên bản và đã rất khen ngợi? - Nhà văn Ma Văn Kháng không đọc với tư cách độc giả thông thường mà đọc Phiên bản ngay từ bản thảo với tư cách một bậc thầy đi trước. * Một trong những thủ pháp nghệ thuật của Phiên bản là ở cách sử dụng ba đại từ nhân xưng “thị, ta, em” nhưng chỉ nói về một nhân vật: Diệu. Tại sao anh lại phân thân nhân vật nữ chính trong chuyện thành ba con người, ba tâm trạng như vậy? - Chị cứ thử tượng tượng xem, đôi khi ngay người thân yêu nhất của chị, chị cũng không thể hiểu được. Bởi vì chị quen nhìn một “bản chính”, hãy thử nhìn dưới góc độ của nhiều “bản phụ” nữa xem sao, có thể sẽ lý giải được đấy. Tiểu thuyết trình ra ba phiên bản về một con người là để độc giả tự chọn cho mình một bản thực nhất về con người ấy. * Cảm ơn anh! Thủy Anna (thực hiện) TT&VH có cuộc trò truyện với nhà văn Nguyễn Đình Tú xung quanh tác phẩm này. * Ngạt thở, tò mò, hồi hộp đến phút cuối là cảm giác khi đọc Phiên bản. Dường như sự chuyên nghiệp của một cây viết đã khẳng định qua ba cuốn tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện và Nháp đã cho anh bắt tay vào Phiên bảnvới sự tự tin để bứt phá? - Đúng là khi bắt tay viết cuốn tiểu thuyết thứ tư thì không còn cái ấu trĩ, khờ khạo của người bắt đầu khai phá thể loại “máy cái” (tức thể loại tiểu thuyết) này nữa. Nhưng sự tự tin không nằm ở số lượng tiểu thuyết trước đó mà nằm ở bản lĩnh nhà văn. Còn sự bứt phá ư? Tôi vẫn đang chờ đợi sự đánh giá từ phía độc giả. Họ có ghi nhận sự bứt phá của tôi qua cuốn tiểu thuyết này hay không, đó mới là điều quan trọng. Nhà văn Nguyễn Đình Tú * Tiểu thuyết đề cập sự khốn cùng của những người bỏ quê hương, vượt biển ra đi rồi thiệt mạng vì cướp biển. Câu chuyện xúc động về những thuyền nhân được tái hiện khá chân thực. Điều gì ám ảnh anh khi viết về những thân phận này? - Hãy nhìn những nhân vật này trong mối liên hệ với chuỗi những nhân vật khác để làm nên tác phẩm. Sự vượt biển ra đi sẽ liên quan đến sự trở về. Sự trở về ấy lại liên quan đến những diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Không tạo được sự chân thực khi cần chân thực thì bạn đọc sẽ bỏ sách của tôi xuống mất. Còn điều gì ám ảnh tôi ư? Tất cả những điều gì thuộc về con người mà khó lý giải thì đều ám ảnh tôi. Nhà văn cầm bút viết chính là đang tự lý giải mình và lý giải cuộc đời. * Có một hình ảnh xuyên suốt câu chuyện là ánh trăng, được xây dựng như một kiểu nhân vật dị biệt, bên cạnh đó là nữ nhân vật chính bị cuộc sống xô đẩy, bầm dập thành một “siêu giang hồ”. Anh sử dụng ánh trăng “biết nói” để kết tội và rửa tội cho Diệu, giúp linh hồn Diệu siêu thoát, đấy có phải là giá trị nhân văn mà anh muốn nói tới trong Phiên bản? - Tiểu thuyết được khai triển song song ba ngôi kể với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Không phải chỉ có nhân vật “ánh trăng biết nói” mới làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm. Nhân vật này xuất hiện đóng vai trò như một thủ pháp đưa đà câu chuyện tiểu thuyết hơn là chứa đựng trong nó những thông điệp. Tiểu thuyết Phiên bản * Một nhà văn Tây Ban Nha nói đại ý: Chiếc rìu của một tiều phu giỏi chẳng có nghĩa lý gì trên một sa mạc không cây cối. Viết về thế giới tội phạm, một đề tài ngỡ như sa mạc hoang hóa, cây bút tiểu thuyết có kinh nghiệm như anh gặp khó khăn gì không? - Khó khăn muôn thuở là làm sao viết cho hay. Còn đề tài ư? Có thể là sa mạc với người này nhưng lại là cánh rừng nguyên sinh với người kia. Nếu ví nhà tiểu thuyết như một tiều phu giỏi thì anh ta phải biết cánh rừng nào có thể đến để vung rìu. * Phiên bản có “cảnh nóng”, có bạo lực, tội phạm... với tần suất khá dày. Đây có phải là tham vọng của cây viết tuổi Giáp Dần về một cuốn sách best- seller, một cuốn sách không chỉ thuyết phục độc giả nghiệp dư mà cả những tác giả lão làng? - Tôi chả bao giờ ngây thơ tin rằng sách của mình lại được các nhà văn cùng thời tìm đọc (Ngoài số bạn văn mà tác giả trực tiếp tặng). Tôi chỉ hy vọng ở những độc giả thực sự, tức là những người có thể chấp nhận nghe tôi kể một câu chuyện với tài năng khiêm tốn của mình... Mà những người đó là ai? Là những người dám bỏ tiền ra mua sách của tôi. Tham vọng của tôi ư, nếu có thì đó là làm sao để những người bỏ tiền ra mua sách của tôi không cảm thấy tiếc tiền và tiếc thời gian đọc sách. * Nhưng thực tế là nhà văn Ma Văn Kháng, một cây bút tiểu thuyết lão làng, đã đọc Phiên bản và đã rất khen ngợi? - Nhà văn Ma Văn Kháng không đọc với tư cách độc giả thông thường mà đọc Phiên bản ngay từ bản thảo với tư cách một bậc thầy đi trước. * Một trong những thủ pháp nghệ thuật của Phiên bản là ở cách sử dụng ba đại từ nhân xưng “thị, ta, em” nhưng chỉ nói về một nhân vật: Diệu. Tại sao anh lại phân thân nhân vật nữ chính trong chuyện thành ba con người, ba tâm trạng như vậy? - Chị cứ thử tượng tượng xem, đôi khi ngay người thân yêu nhất của chị, chị cũng không thể hiểu được. Bởi vì chị quen nhìn một “bản chính”, hãy thử nhìn dưới góc độ của nhiều “bản phụ” nữa xem sao, có thể sẽ lý giải được đấy. Tiểu thuyết trình ra ba phiên bản về một con người là để độc giả tự chọn cho mình một bản thực nhất về con người ấy. * Cảm ơn anh! Thủy Anna (thực hiện)

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/133n20091015102920528t133/trinh-ra-ba-phien-ban-ve-mot-con-nguoi.htm