Trò lo rớt kỳ thi, trường sợ rớt giá

SGTT - Trải qua “lộ trình” chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp với những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ chuyện ngại hai môn sử – địa hay sốc trước kết quả thi thử bởi tỷ lệ “đậu cành mềm” cao, tại nhiều trường ngoài công lập ở TP.HCM, không chỉ trò đang lo ngay ngáy vì ngày thi đang cận kề mà ngay cả nhà trường cũng phập phồng bởi quy định mới là phải công khai kết quả thi. Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã hỏi ý kiến một số thầy cô, các nhà sư phạm này phần lớn chỉ đồng ý trả lời nhưng không được nêu tên.

Sợ tỷ lệ thấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín nhà trường nên sẽ có trường chạy theo chỉ tiêu, thành tích mà điều này trái với cuộc vận động của bộ Giáo dục và đào tạo. Công khai tỷ lệ tốt nghiệp như thế sẽ là không công bằng trong việc nhìn nhận và đánh giá tỷ lệ của trường bởi thực tế học sinh giỏi đã đổ dồn về các trường chuyên, trường điểm. Trong khi đó, những học sinh còn lại vào học trường dân lập thì mặt bằng kiến thức không đều nên tỷ lệ tốt nghiệp không thể “cạnh tranh” với trường chuyên, công lập được. Sắp tới tuyển học sinh đầu cấp chắc không dám nhận học sinh có học lực yếu như những năm trước nữa vì như vậy mới đảm bảo chỉ tiêu. Những trường “chiếu dưới” như trường tôi thỉnh thoảng vẫn nhận những học sinh trường khác thải ra vì suy cho cùng giáo dục là để dạy người nhưng giờ thì phải suy nghĩ lại. Nếu thành tích cao thì chỉ được khen, nhưng thành tích thấp thì vừa bị khiển trách vừa bị mất uy tín với phụ huynh, không ai chịu cho con vô học thì khổ. Những năm học trước, trường nhận học sinh có học lực trung bình, hạnh kiểm khá trở lên. Và khi đã nhận vào phải bỏ ra mấy tuần đầu để bổ túc kiến thức cho học sinh. Thời gian sau, qua quá trình kiểm tra, truy bài sẽ phân luồng học sinh để có kế hoạch giảng dạy theo từng nhóm đối tượng. Nhưng, với quy định như bây giờ, sang năm tiêu chuẩn học lực của học sinh đầu vào là phải xếp loại khá. Do “gãy” hai môn lịch sử và địa lý vì học sinh chưa kịp ôn, vì vậy, để đảm bảo chỉ tiêu, đặc biệt là giúp tất cả học sinh đều đạt kết quả tốt trong kỳ thi tới, trường đã cấp tốc “chữa cháy” hai môn này đồng thời phân loại học sinh để tiện kèm cặp. Theo đó, hai môn địa, sử được trường tăng tiết, tăng giáo viên để giúp học sinh ôn bài, thực hành kỹ năng... Buổi tối, các học sinh sẽ học đến 22 giờ 30 và 5 giờ sáng hôm sau sẽ phải thức dậy để 5 giờ 45 ôn bài, củng cố kiến thức. Sách vở được mang lên và để luôn ở phòng học vì phần lớn thời gian trong ngày học sinh “sống” ở đây. Kỳ thi thử vừa rồi trường chỉ đạt khoảng 70%, trong khi từ trước tới giờ bao giờ cũng 100% nên áp lực rất nặng nề. Sợ năm nay thấp, người ta đánh giá là chất lượng đào tạo đi xuống. Những năm trước chỉ tiêu tuyển đầu cấp của trường là học lực khá, vào trường lại cho học hè hơn một tháng để bổ túc kiến thức. Trong năm học lại tiến hành phân loại trình độ học sinh vậy mà đến ngày thi còn phải tăng tốc ôn thi và phụ đạo. Tôi lo là nếu ai cũng chạy theo chỉ tiêu để đảm bảo uy tín cho trường thì phần thiệt thuộc về học sinh. Chuyện cắt xén chương trình để tập trung cho môn thi, kén chọn học sinh đầu cấp sẽ diễn ra. Tại cơ sở 1, trong tổng số 302 học sinh lớp 12 đang ôn thi thì hơn 20 học sinh được “quy hoạch” để dạy riêng. Những học sinh khác ôn đến 22 giờ 30 là nghỉ thì lớp học này “được” ưu tiên chăm sóc kỹ hơn. Có khi một giáo viên kèm một học sinh, nếu không một giáo viên kèm hai đến ba em. Đây là những em nguy cơ rớt tốt nghiệp cao, mà rớt thì đầu tiên là ảnh hưởng đến tương lai các em, kế nữa là chỉ tiêu của trường sẽ bị ảnh hưởng nên dù mất nhiều thời gian, công sức và biết học nhiều là mệt nhưng chúng tôi vẫn phải rèn, có như vậy mới mong đậu tốt nghiệp được.

Nguồn SGTT: http://sgtt.com.vn/thoi-su/122972/tro-lo-rot-ky-thi-truong-so-rot-gia.html