Trống đồng là nhạc khí hay là vật linh

Trống đồng là nhạc khí hay là vật linh là đề tài được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam rất quan tâm. Đã diễn ra một số cuộc tọa đàm về vấn đề này.

Sáng ngày 21 tháng 6 năm 2019 tại Hội trường Hội LHVHNT Hà Nội 19 hàng Buồm, Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội tổ chức cuộc Tọa đàm Trống đồng và nguồn gốc người Việt, diễn giả PGS TS Trịnh Sinh.

Trình bày

Sau hai giờ trình bày (9h-11h), tác giả̉ dẫn nhiều hình ảnh bằng các thống kê về 4 loại trống đồng Heger và cho rằng: Trống đồng là loại nhạc khí với hai cứ liệu chứng minh.

Thứ nhất: Hai câu thơ của Trần Phu sứ nhà Nguyên sang kiến nhà Trần:

Nhác thấy bóng gươm lòng run sợ

Nghe trống đồng rung tóc bạc phơ.

Thứ hai: Nhân dân Thanh Hóa đánh trống đồng (1456) đón vua Lê Nhân Tông (1443-1459) về viếng Lam Kinh(1). Thuyết trình về trống đồng loại biểu tượng vương quyền của nhà vua do triều đình quản lý mà chỉ biểu diễn một lần do dân Thanh Hóa tiến hành và câu thơ của Trần Phu: Nghe trống đồng rung tóc bạc phơ. Với hai cứ liệu ấy mà khẳng định trống đồng là loại nhạc khí thì chuyên đề Trống đồng là loại nhạc khí của tác giả Trinh Sinh theo chúng tôi là không đáp ứng tính khoa học.

Trao đổi

Trong giờ trao đổi, các ý kiến rất sôi nổi: Ý kiến đồng tình của PGS Đỗ Bảo rằng, trống đồng là loại nhạc khí: Nội dung dựa theo sách của Trung Quốc do Nguyễn Duy Hinh dịch với tiêu đề: Trống đồng trong sử sách đăng ở Tạp chí Khảo cố số 13. 1974 tr 18-35. Một số tác giả của ta bổ sung thêm tư liệu làm tăng sự phong phú rằng, tiếng trống đồng là hiệu lệnh tập hợp quân sĩ ra trận, hoặc tiếng trống đồng là tiếng sấm cầu mưa của cư dân lúa nước, hoặc nghe tiếng cóc kêu trời phải mưa và các dân tộc thiểu số như người Mường, người Lô Lô đều có đánh trống đồng v.v.và v.v.

Ý kiến của nhà báo Yến Giang cho rằng, trống đồng không phải thứ nhạc khí mà vật linh là vị “thần” với đền thờ Sơn Thần Đồng Cổ trên núi Khả Lao, huyện Yên Đinh tỉnh Thanh Hóa. Ông dẫn tư liệu của tác giả xứ Thanh viết về vị Sơn Thần Đồng cổ này rất phong phú.

Ý kiến của nhạc sĩ Dường Đình Minh Sơn. Trước tiên là phê phán hai cứ liệu do diễn giả Trịnh Sinh dẫn để minh chứng trống đồng thuộc loại nhạc khí là không mang tính khoa học. Cứ liệu thứ nhất câu thơ của sứ nhà NguyênTrần Phu: Nghe trống đồng rung tóc bạc phơ là bịa đặt.

Ở đơìTrần, sử sách và thơ phú không có chữ nào nói đến trống đồng cả, chỉ ca ngợi cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chẳng hạn, sau ba lần quân dân ta thắng quân Nguyên Mông, Vương triều về viếng lăng tẩm của Tổ tiên triêùTrần ở Thiên Trường, nhác thấy vết bùn ở chân con ngựa đá, vua Trần Nhân Tông đã tức cảnh thành bài thơ.

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ vững âu vàng.

Trần Trọng Kim dịch:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(web)

Chỉ một vết bùn ở chân con ngưa đá mà vua Trần Nhân Tông đã tức cảnh thành thơ. Vì thế, nếu có tiếng trống đồng làm cho quân Nguyên Mông bạt vía thì sao không có bài thơ nào? Vậy, câu thơ của Trần Phu là nói dối.

Cứ liệu thứ hai nhân dân Thanh Hóa đánh trống đồng đón vua Lê Nhân Tông thì không có ý nghĩa gì! Vì đấy không phải là Đội nhạc binh của triều đình.

Phạm Đình Hổ sách Vũ trung tùy bút ghi: Thời Hồng Đức (1470-1487) vua Lê Thánh Tông cho lập Nhã nhạc gồm hai bộ: Đồng văn và Nhã nhạc. Bộ Đồng văn thì chuyên tập âm luật để hòa nhạc, Bộ Nhã nhạc thì chuyên chuộng nhân thanh, trọng tiếng hát -ả đào ( Bộ đồng văn không có biên chế trống đồng).

Tọa đàn tại viện Âm nhạc

Ngày 26/ 9/ 2008 tại Hội trường Viện Âm nhạc (số 22 đường Mễ Trì quận Cầu Giấy) đã tổ chức cuộc Tọa đàm Trống đồng là vật linh hay nhạc khí, khách mời gồm các nhà sử học, khảo cổ, triết học, nghiên cứu văn hóa, nhạc sĩ. Diễn giả, nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn, khẳng định: Thần Đồng là vị “thần” không phải nhạc khí.

Trao đối. Thứ nhất: Về luận điểm trống đồng là nhạc khí có hai người.TS Ngô Thế Phong và PGS nhạc sĩ Thụy Loan. Nhưng cả hai ý kiến đều không có ví dụ. Thứ hai: Thần Đồng là vị “thần” không phải nhạc khí, rất nhiều ý kiến như sau:

GS Vũ Ngọc Khánh: Sách Đã cổ pháp (dạy cách đánh các loại trống) nhưng không có chữ nào nói về trống đồng. Vậy đứng trước nhà vua, nhạc công đánh trống đồng thế nào? PGS Nguyễn Tá Nhí: Ở Viện Hán Nôm có 60 tư liệu nói về các loại trống, nhưng không có tư liệu nào nói về trống đồng cả. Nhạc sĩ Đôn Truyền, dẫn tên cách sử dụng các loại trống: từ trống “đại” đến trống “bỏi”. Kết luận, trống đồng không nằm trong họ hàng nhà trống. GS nhạc sĩ Vĩnh Cát và nhạc sĩ Doãn Nho cũng muốn trao đổi nhưng quá muộn, đã 12 giờ trưa. Xe của Nhạc Viện phải đưa các vị khách về nhà. Nội dung cuộc Tọa đàm nhà báo Phúc Nghệ có bài “Trống đồng là vật linh kay nhạc khí” báo Điện tử Văn hóa và phim ghi hình cuộc Tọa đàm lưu ở Viện Âm nhạc.

Nhân đây, xin dẫn thêm để làm sáng rõ vấn đề Thần Đồng là vị “thần” chứ không phải nhạc khí, qua tên gọi ban đầu ở ngôi đền thờ đầu tiên trên núi Khả Lao.

Đền Sơn Thần Đồng Cổ

Đền Sơn Thân Đồng Cổ -tức là (Núi Thần Đồng Cổ) tọa lạc trên núi Khả Lao huyện Yên Đinh (Thanh Hóa) tương truyền đền có từ thời Hùng Vương(2) . Phải chăng đền dựng ở địa điểm tìm ra thứ kim loại đầu tiên gọi là “đồng”, về sau vua Hùng pha thêm kim loại “chì” thành hợp kim “đồng thau” sản xuất các loại nồi, chậu thau và đúc vật hèm Ngọc Lũ Biểu chương vương quyền, Ấn tín báu vật chuyền ngôi của thời đại Hùng Vương cho nên vua Hùng phong cho chức “Thần Đồng” lập đền thờ ngài trên núi Khả Lao (ảnh 2).

Ảnh 2. Đền Sơn Thần Đồng (ảnh web)

Vậy đền dựng từ thời Hùng Vương thì chỉ có đền “Sơn Thần Đồng” chưa có từ “Cổ”. Vì từ “cổ” là “trống” mới có do Mã Viện ngụy tạo trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43). Y thấy Thần Đồng trong tay các Lạc hầu, Lạc tướng của Hai Bà là lời hiệu triệu dân chúng đứng lên chống Hán, cho nên y gọi là “đồng cổ” để làm mất tính tâm linh Biểu chương vương quền của Thần Đồng. Trong 3 năm ở lại Giao Chỉ, Mã Viện cho quân lính tàn phá hết các lò đúc và “khuôn” đúc Thần Đồng; y còn nấu chảy các Thần Đồng đúc thành trụ chôn trên động Cô Lâu với câu thề độc, Trồng trụ chiết Giao Chỉ diệt, Nghìa là “đồng trụ đổ thì người Giao chỉ mất nòi”. Người Việt ta ai đi qua dưới cột ấy đều ném vào đó môt hòn đá để cho cột khỏi đổ(3); Mã Viện còn cướp hết Thần Đồng của nhân dân ta dưa về nước nấu chảy đúc thành ngựa mẫu: ngựa cao 3 thước 5 tấc (khoảng hơn 1m), vòng thân ngựa 4 thước 4 tấc (khoảng 1,5m) vua xuống chiếu đặt ngựa mẫu trước cửa điện Tuyên Đức thì vùng đó sẽ yên- Tức là thuật trù yểm. Bởi từ địa vị Thần Đồng biểu chương vương quyền của nhà nước Văn Lang thành con ngựa cho đế chế Hán cưỡi (4).

Đến 400 năm sau (424-425) thuật ngữ “đông cổ” mới được tác giả Phạm Việp định danh bằng Hán tự trong sách Hậu Hán thư quyển 54 mục Mã Viện chuyện. Đây là lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “đồng cổ” trong văn tự Trung Quốc. Đó là một từ mới. Cho nên đến nay các từ điển Trung Quốc cổ điển giải thích từ điều “Đồng cổ” như từ nguyên đều dẫn đoạn văn Truyện Mã Viện trên đây(5)

Ý nghĩa Thần Đồng Ngọc Lũ

Ảnh 2. Thần Đồng Ngọc Lũ.

Thần Đồng Ngọc Lũ Biểu chương vương quyền của nước Văn Lang với những motip hoa văn kỳ bí, giàu sang quyền quý hàm ẩn thuyết Sinh học, biểu đạt về lịch sử của dân tộc Kinh-Giao Chỉ (ảnh 2) nội dung tương tự như Kinh Thánh của đạo Thiên chúa(6). Còn Đỉnh Đồng củaTrung Quốc đời nhà Thương không mang hàm nghĩa gì, chỉ một khối đồng (ảnh 3).

Ảnh 3. Đỉnh Đồng Trung Quốc .

Như vậy, vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ được dân tộc ta tôn vinh thờ cúng ở các ngôi đền, trong đó có đền Thần Đồng ở Hà Nội do nhà Lý dựng sau chùa Thánh Thọ (1020). Vua Lý Thái Tông (1028-1045) phong cho thần là Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu Đại vương vị thần chứng giám Hội thề Trung hiếu của các quan đại thần triều Lý: Đến ngày 4 tháng 4 (Âm lịch) đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị (Thần Đồng Ngọc Lũ) đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu làm tôi bất trung thần linh giết chết” các quan cùng uống máu ăn thề(7). Triều Trần: Hàng năm vào ngày 4 tháng 4 tể tướng và trăm quan đến trực trước cổng thành từ lúc gà gáy, tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh trăm quan mặc nhung phục lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ, nghi trượng theo hầu ra cửa Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau lại uống máu ăn thề. Quan Trung thư kiềm chhính tuyên đọc lời thề rằng:

“Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần Minh giết chết”. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như ngày hội lớn (8).

Dân tộc Kinh không có động tác giã trống đồng.

Tiết mục đánh giã trống đồng ở ta mới có từ năm 1960 trở đi. Đó là thời điểm xóa bỏ tâm linh, thực hành hiện thực, với cổ vật “trống đồng”: trống thì đánh, kèn thì thổi. Nhưng phải đưa lên cho người Mường “giã trống” theo kiểu “đâm đuống” rồi đưa vào Lễ hội đền Hùng (1979). Từ năm 2000 chúng tôi có bài phê phán việc giã trống đồng, tiếp theo một số nhà nghiên cứu cũng có bài phê phán vấn đề ấy.

Lễ hội đền Hùng (2005) năm chẵn do Nhà nước tổ chức, NSND Phạm Thị Thành đạo diễn cho kiệu Thần Đồng đặt ở vị trí trang trọng. Nhưng Lễ hội đền Hùng (2006) do tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam chỉ thị cho biểu diễn tiết mục giả trống đồng (bà Ngô Thị Xuân Hương P.G.Đ.Trung tâm biểu diễn nghệ thuật của sở Văn hóa T.T. tỉnh Phú.Thọ cho biết tin ấy). Nếu không có chỉ thị của Hội Văn nghệ dân gian cho biểu diễn tiết mục giã trống đồng lại ấy thì việc giã trống đồng ở lễ hội đền Hùng đã chấm dứt và các nơi khác cũng không còn tái diễn nữa, như tỉnh Hòa Bình nơi khởi sự giã trống đồng 1960 nay đã bỏ, do đọc các bài viết phê phán về vấn đề đó. Lịch sữ cho thấy, những việc làm trái với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc thì sẽ bị hủy bỏ.

Người Lưỡng Quảng chưa coi trống đồng là nhạc khí.

Mã Viện gọi Thần Đồng của người Giao Chỉ là trống đồng thứ nhạc khí. Sự việc đó quá mới mẻ chưa đi vào nhận thức của cư dân vùng Lưỡng Quảng. Sách Quảng châu ký của Bùi Thị (425-480) cho biết ở thế kỷ thứ 2: Các Tù trưởng người Lý người Lảo đúc đồng làm trống. Trống lấy cao lớn làm quý. Lúc mới đúc xong, đặt trống giữa sân, buổi sáng bày rượu mời đồng loại đến. Người đến đầy cửa cầm thoa bằng vàng gõ trống, gõ xong để lại cho nhà chủ. Đúc trống đồng mà không dùng dùi đánh thừ xem tiếng kêu- Tức là đúc trống đồng làm vật linh biểu chương vương quyền, không phải làm nhạc khí.

Bỏ tiết mục giả trống đồng

Đó là nhờ phát hiện cuộc giã trống đồng bị vỡ mặt ở lễ hội đền Hùng năm 2011, khách quốc tế phản ứng rằng: Một cổ vật đẹp thế! Sao không biết giữ gìn mà đem giã để nó vỡ mặt.

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) số 1/ 2012 có bài của Vi Quang Thọ phản ánh về hiện tượng ấy. Cho nên từ đó tiết mục giả trống đồng bị dẹp bỏ. Theo nhạc sĩ Cao Khắc Thùy (thời ông còn ở Phú Thọ) các cuộc giã trống đồng của người Mường ở huyện Thanh Sơn đều bị vỡ mặt, các nơi khác giã trống đồng đều thế cả. Nhưng khách xem không quan tâm, các nhà khoa học không để ý.

Cũng cần nói thêm. Một nhạc khí bằng đồng thì trong hóa học phải có 17% kim loại thiếc, thiếc sẽ cho âm thanh trong, đẹp (9). Còn Thần Đồng của nước ta trong thành phần hóa học, kim loại thiếc chỉ có 0,5%, kim loại chì 25%-chì mềm điền đầy các họa tiết(10). Vả lại. mặt Thần Đồng Ngọc Lũ do hoa văn chìm nổi làm sao tạo tần số rung để thành tiếng như mặt trống da.

Văn hóa dân tộc ta vẫn trường tồn.

Người xưa quan niệm, cống nạp vật linh Biểu chương vương quyền là tỏ lòng thuần phục, dùng sức mạnh đánh chiếm vật linh và giết chết nhà vua thì nước đó không còn chủ nữa (nghìn năm Bắc thuộc), hoặc thay đổi tên của vật linh cũng là kế sách hữu hiệu. Cho nên tên đồng cổ (trống đồng) đã gây bao hệ lụy cho loại vật linh Thần Đồng của dân tộc ta, mà tên trống đồng còn để lại trong các sử sách của các nước có loại vật linh này và gây nhận thức sai cho các nha khoa học thế giới. Để nhà bác học Pháp L.Bezacier (1972) khi hệ thống lại các công trình của mình trong đó có bộ sách Giáo khoa về khảo cổ học ở Viễn Đông, nhan đề Việt Nam - Từ tiền sử đến cuối thời Trung Hoa chiếm đóng cũng đã phải thốt lên lời chua chát: Phương Tây sau gần một thế kỷ ( giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX) nghiên cứu, hoàn toàn không hiểu, không biết gì chắc chắn cả về nguồn gốc của trống đồng, cũng như về chức năng công dụng và ý nghĩa của nó (11).

Dù vậy, các nhà khoa học tâm huyết với nghề nghiệp không bỏ cuộc. Fr. Heger học giả Áo cố vấn của trường Viễn đông Bác Cổ (EEEO) và Hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông ở Hà Nội (1930), trong công trình Những trống kim khí ở Đông Nam Á (1902): khi đó, với 165 chiếc trống đồng ở các bảo Tàng của châu Á, châu Âu và ở các sưu tập của tư gia, Heger đã khảo tả chi tiết về các yếu tố: kết cấu hình dáng và vẽ lại hoa văn của từng chiếc trống. Trên cơ sở đó, ông phân trống đồng làm bốn loại, ký hiệu I, II, III, IV và ông coi trống đồng loại I ra đời đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam(12).

H. H.Loofs-Wwiosowa người Australia gốc Đức, từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hóa Việt Nam, với thuyết Biểu chương vương quyền (regalia) coi trống đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho rằng có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở bắc Việt Nam trong thời cổ tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến bắc Việt Nam để xin ban các trống đồng mà với chúng họ có thể làm vua hợp pháp (13).

Kết luận

Vậy hãy đưa “ Thần Đồng” vào tâm thức của mỗi chúng ta. Đó là vị thần mang tầm quốc gia bảo trợ vương triều. Đồng thời ở Thanh Hóa gọi đền Sơn Thần Đồng trên núi Khả Lao và ở Hà Nội gọi đền Thần Đồng (353) đường Thụy khuê; và bỏ ngay việc vẽ mặt Thần Đồng Ngọc Lũ lên mặt trống da để lãnh đạo đánh trong dịp khai trường năm học mới của học sinh”, nhằm “ám thị” trống đồng là loại nhạc khí vào tâm thức cho học sinh. Đó là việc làm không nên, lịch sử sẽ phán xét.

Chú thích.

1.Trước đó(1448) vua về viếng Lam Kinh, dân Thanh Hóa đón băng điệu mua rí ren. Trai gái níu chân, níu cổ nhau gọi là cắm hoa, kết hoa trông rất xấu. Không thể để nhảm nhí trước xa giá. Thái úy Khả cấm hẳn. Đại Việt Sử ký toàn thư.

2. Đại Nam nhất thống chí Nxb Thuận Hóa 2005 tập 5 tr 200.

3. Đại Việt Sử ký toàn thư Nxb Khoa học xã hội 2003 kỷ nhà Lý tập 1, tr 378.

4. Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn, Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường Nxb Đại học Quốc gai 2017, tr 442-474.

5 Nguyễn Duy Hinh, Trống đồng quốc bảo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 2001, tr 18.

6. Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn, Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường sđ d tr

7. Đại Việt Sử ký toàn thư sđ d kỷ nhà Lý T1tr 378.

8, Đại Việt Sử ký toàn thư sđ d kỷ nhà Trần T.2 tr 12.

9.Đái Chấn, Khảo công ký đồ Nxb Thượng Hải (chữ Hán) tr 46.

10. Diệp Đình Hoa Qua thành phần hóa học của những chiếc trống cổ Việt Nam . Trong Những phát hiện mới về khảo cổ họcnăm 1981 –tr 176.

11.Phạm Huy Thông, Lời giới thiệu sách Dong Son Drums in Việt Nam, s.đ.d tr 274.

12. P.Heger, Những trống kim khí ở Đông Nam Á (chữ Đức) Laixich, 1902, bản sao lưu tại Viện bảo Tàng lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ Ngô Thế Phong cung cấp.

13. H.H.E Looc—Wiosowa. The distribủrion of Dong Son drums :somes thoughts in Peter Snoy (cd) Ethnologie und Geshiete (Sự phân bố của trống Đông Sơn : vài suy nghĩ) Trong Perter ( chủ biên) “ Dân tộc học và lịch sử ” Wicsbaden 1983 tr 410-417.

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/trong-dong-la-nhac-khi-hay-la-vat-linh-70653