Trung Quốc: Bài học từ thắt chặt tín dụng

Việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt các khoản vay đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và hình thành nên những khoản vay phi chính thức.

Nền tài chính tương đồng với giá taxi

Tài xế taxi, trong con mắt của các nhà kinh tế, thường là những người làm việc nhiều giờ và bắt đầu công việc sớm trong những thời điểm đông khách. Tại Ôn Châu, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, nơi nổi tiếng về giới doanh nhân, tài xế taxi cũng là những người khôn ngoan. Trong giờ cao điểm, các tài xế vẫn để sáng bảng "For hire" đằng sau xe của mình cho dù đã có hành khách bên trong, với hy vọng có thể kiếm thêm được người đi cùng hướng với hướng mình đang chạy. Với cách này, họ sẽ thu được gấp đôi số tiền trong khi chỉ phải đi cùng một quãng đường.

Với nhịp điệu nhộn nhịp và hối hả, các doanh nhân ở Ôn Châu đã góp một phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Sự thành công này tiếp tục đến trong quý 3, khi sản lượng của trung Quốc tăng 9,1% so với cùng ky năm ngoái. Tuy nhiên, những mối đe dọa về tăng trưởng lại đang gia tăng, và Ôn Châu là một trong những vùng đang gặp nguy hiểm.

Những khoản vay được sử dụng để giải cứu nền kinh tế Trung Quốc khỏi cuộc khủng hoảng năm 2008 đã dẫn tới lạm phát, thị trường bất động sản tăng vọt và các khoản nợ tích tụ trong các chính quyền địa phương. Việc chính phủ phải đối mặt với những vấn đề lâu dài này đã khiến nảy sinh hai vấn đề mới: Đó là sự suy giảm trong xuất khẩu, đặc biệt là ở châu Âu, và sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ, tập trung tại các thành phố như Ôn Châu.

Việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt các khoản vay đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và hình thành nên những khoản vay phi chính thức.

Đối với những công ty tư nhân rải rác ở Ôn Châu, năm nay là một trong những năm tồi tệ nhất kể từ sau thời kỳ cải cách cách đây ba thập kỷ. Theo Zhou Dewen, người đứng đầu hiệp hội đại diện cho khoảng 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp thành viên của họ đang bắt đầu sản xuất tất cả mọi loại mặt hàng, từ những chiếc khóa kéo cho đến áo mưa.

Cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, họ tồn tại giữa mối quan hệ với khách hàng và chủ nợ. Tuy nhiên, lượng khách nước ngoài của Trung Quốc đang suy giảm nghiêm trọng. Tháng trước, doanh số bán hàng của Trung Quốc tại EU có mức suy giảm lớn nhất kể từ năm 1995. Theo China Daily, năm sau Trung Quốc có thể sẽ là năm thâm hụt thương mại đầu tiên kể từ 1993.

Tuy nhiên, việc thiếu nhu cầu khách hàng vẫn chưa phải là vấn đề trầm trọng nếu so với sự thiếu hụt tín dụng. Theo Zhou, 1/5 số công ty tư nhân ở Ôn Châu sẽ bị gián đoạn hoặc cắt giảm sản xuất do thiếu kinh phí. Li Zhongjian, một doanh nhân sở hữu nhà máy xuất khẩu bật lửa, đang lo ngại trước những đơn đặt hàng lớn vì sợ sẽ không đủ vốn để sản xuất trước khi nhà máy của mình được trả tiền.

Nền tài chính của Ôn Châu cũng có sự tương đồng với giá taxi ở đây. Với các khoản vay được tính từ những ngân hàng chính thức hoặc những công ty đáng tin cậy dưới con mắt nhà quản lý. Nhưng bên cạnh đó cũng có những khoản vay phi chính thức. Nhà máy sản xuất bật lửa của ông Li, với 20 năm lịch sử, với những tài sản hữu hình và những đơn đặt hàng chân chính, có thể nhận được các khoản vay từ ngân hàng. Nhưng nhiều công ty khác phải tìm đến những khoản vay phi chính thức của hệ thống tài chính Ôn Châu

Kiểu cho vay không chính thức này đã tồn tại từ thời Trung Quốc cải cách nền kinh tế. Nhưng trong khoảng 1 hoặc 2 năm trở lại đây nó đã phát triển mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Nhu cầu vay vốn đã vượt xa khả năng của các hiệu cầm đồ và của các doanh nhân giàu có thừa tiền. Ngay cả các cụm công nghiệp Nhà nước - khu vực nhận được vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng Trung Quốc, cũng đã thiết lập một hệ thống tài chính, sử dụng vốn tín dụng của mình để cho các doanh nghiệp nhỏ vay với lãi suất cao hơn.

Vòng luẩn quẩn

Credit Suisee ước tính các khoản vay phi chính thức của các ngân hàng có thể nhiều hơn 10,7 nghìn tỉ nhân dân tệ. Con số này cho thấy một phần kích thước của nền tài chính phi chính thức nhưng không phải là tất cả. Theo Kellee Tsai, giáo sư tại John Hopkins University thì ở Ôn Châu, rất khó để tìm ra một doanh nghiệp nào không dính líu tới những khoản vay này

Cho dù quy mô thực sự của các quỹ tín dụng phi chính thức lớn đến thế nào, nó vẫn là không đủ. Để chế ngự lạm phát, cơ quan tiền tệ Trung Quốc đã phải thắt chặt các khoản vay, chỉ giành cho ngân hàng và các công ty có độ tin cậy cao. Điều đó khiến nhiều người phải tìm đến các thị trường không chính thức, nơi mà họ có thể phải trả lãi suất tới 6%/tháng.

Những thiệt hại mà hình thức vay vốn tín dụng phi chính thức này để lại là gì?

Credit Suisse ước tính khoảng 60% các khoản vay phi chính thức được vay bởi các nhà phát triển bất động sản nhỏ. Một số vay để cầm cự với hy vọng chính phủ sẽ ngừng việc hạn chế mua nhiều nhà một lúc và giá nhà sẽ tăng trở lại. Nhưng họ không thể cầm cự mãi. Theo chỉ số 100-city của Soufun, giá nhà đất tiếp tục giảm trong tháng 9.

Một làn sóng bán nhà nữa có thể đẩy thị trường bất động sản tan vỡ. Điều đó sẽ gây nguy hại tới cả những khoản vay chính thức cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng như các loại hình công ty khác, nếu họ vay lại tiền từ các công ty bất động sản này. Chính quyền địa phương cũng sẽ bị giảm doanh thu từ việc bán đất. Người chịu thiệt hại nhiều nhất từ vấn đề này không phải là Trung Quốc hay Ôn Châu, mà là 400000 doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù vậy, trong thời điểm hiện tại, chính phủ đang lo ngại việc giá cả tăng cao hơn là giảm thiểu các khoản vay phi chính thức. Chính phủ sẽ không thể kiểm soát nền kinh tế vĩ mô nếu lạm phát không giảm xuống.

Nhưng lạm phát lại không thể giảm cho đến khi các doanh nghiệp nhỏ có thể hoạt động hiệu quả trở lại. Hiện không phải tất cả các công ty tư nhân đều có thể tồn tại trong thời gian dài tới. Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tín dụng diễn ra, các doanh nghiệp này vẫn phàn nàn về chi phí lao động tăng (như ở Ôn Châu là 30% kể từ tháng 2/2010).

Việc tăng lương cho công nhân được chính phủ hoan nghênh rộng rãi. Nó giúp công nhân ngừng đình công nhưng lại khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải bỏ trốn, và nó cũng không thể giúp giảm các khoản vay phi chính thức, hay tăng lợi nhuận cho các công ty.

Vì vậy, Trung Quốc cần phải có những sự thay đổi, để giải quyết những khó khăn hiện tại và chuẩn bị cho một tương lai mới.

Nguồn VietnamNet: http://vef.vn/2011-11-26-trung-quoc-bai-hoc-tu-that-chat-tin-dung-