Trung Quốc bắt đầu bán lại LNG của Mỹ sang châu Âu

Bằng cách tích cực mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, Trung Quốc đã tích lũy được một lượng nhiên liệu vừa đủ, nhưng với giá không hề rẻ.

Theo ghi nhận, giá trung bình của LNG Mỹ cao hơn nhiều so với giá "nhiên liệu xanh" trong nước. Vấn đề là thị trường Trung Quốc đồng thời nhập khí đốt giá rẻ của Nga theo đường ống và khí đốt đắt tiền của Mỹ theo đường biển.

Như hãng tin Bloomberg viết, nguồn cung từ Liên bang Nga được sử dụng trong nền kinh tế để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển, trong khi khí đốt đắt tiền từ nước ngoài là một công cụ đặc biệt để điều chỉnh chính sách trong quan hệ với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên trữ lượng LNG mà Trung Quốc tích lũy và gây ra vấn đề cho việc bán trên thị trường nội địa, trong khi các chuyến tàu từ Mỹ tiếp tục đến, làm tăng khối lượng nguyên liệu thô không cần thiết và vượt quá xa nhu cầu.

Khách hàng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất khu vực Đông Bắc Á đang tìm cách bán lại lượng khí dư thừa, một phần do tồn kho cao, động thái trên chắc chắn sẽ làm giá LNG giao ngay giảm xuống mức thấp.

Các nhà nhập khẩu Trung Quốc, bao gồm cả công ty khổng lồ PetroChina Co., đang chào bán các lô hàng LNG được giao vào tháng 12, những thương nhân trong ngành cho biết.

Bên cạnh đó cần lưu ý đến thực tế là các công ty Trung Quốc đã bán lại ít nhất 5 lô sản phẩm trong tháng 11. Nghĩa là ngay cả hàng hóa chưa giao đến cảng cũng có thể được sang nhượng.

Châu Á đang dư thừa nhiên liệu và có thể cung cấp ngược lại cho châu Âu.

Cách làm của Trung Quốc đã "truyền cảm hứng" cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản, họ cũng bắt đầu tham gia tái xuất LNG.

Theo giới kinh doanh, điều này một phần được thực hiện nhằm tối ưu hóa danh mục hợp đồng dài hạn, và cũng bởi trữ lượng LNG thuộc sở hữu của các công ty năng lượng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm nay.

Những gì diễn ra cho thấy châu Á đã chuẩn bị tốt cho mùa đông và sẽ không cạnh tranh gay gắt với châu Âu về nguồn cung cấp khí đốt.

Trước đó theo các chuyên gia, thị trường năng lượng đang bên bờ vực khủng hoảng do khả năng thời tiết lạnh giá hoặc nguy cơ gián đoạn nguồn cung toàn cầu. Nhưng bây giờ tình hình đã ổn định và đạt đến đỉnh điểm là thặng dư nhiên liệu.

Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đưa khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.

Theo Bloomberg

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/trung-quoc-bat-dau-ban-lai-lng-cua-my-sang-chau-au-post661499.html