Trung Quốc bất ngờ nhận lời cảnh báo sắc lạnh từ láng giềng đáng gờm

Ấn Độ vừa phát đi một cảnh báo nghiêm khắc với Trung Quốc, yêu cầu nước láng giềng tránh xa khỏi cuộc tranh chấp xung quanh khu vực Kashmir sau khi Pakistan tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với sự trợ giúp của Bắc Kinh.

 Ấn Độ với Pakistan đang đối đầu căng thẳng ở vùng Kashmir

Ấn Độ với Pakistan đang đối đầu căng thẳng ở vùng Kashmir

Lời cảnh báo trên của Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar được đưa ra sau khi người đồng cấp Pakistan có chuyến thăm đến Trung Quốc với mục đích tìm kiếm các đồng minh ủng hộ cho một nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm chống lại việc New Delhi hủy bỏ cơ chế tự trị dành cho vùng Kashmir.

Ngoại trưởng Pakistan Jaishankar đã đích thân bay đến Bắc Kinh để gặp gỡ nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc – ông Wang Yi. Ông Jaishankar đã nói tại cuộc gặp gỡ này rằng, “hai nước nên đảm bảo điều quan trọng là những sự khắc biệt giữa chúng ta, nếu có, thì không nên trở thành những cuộc tranh chấp”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cho biết trong một tuyên bố rằng, nước này duy trì một lập trường “mang tính nguyên tắc” đối với các hành động “đơn phương” của Ấn Độ, kêu gọi New Delhi đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ấn Độ đã thẳng thừng nói rằng, các quyết định về khu vực Kashmir của họ là “vấn đề nội bộ, liên quan đến lãnh thổ của Ấn Độ". "Ấn Độ không bình luận về các vấn đề nội bộ của nước khác và vì vậy cũng mong chờ các nước có lập trường tương tự như vậy”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh.

Trung Quốc đã miêu tả hành động hủy bỏ cơ chế đặc biệt dành cho hai khu vực Jammu và Kashmir được áp dụng từ năm 1947 là một điều “không thể chấp nhận” và là mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia. Cùng với cuộc tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc cũng tranh chấp một dải đất ở Kashimi có tên là Aksai Chin.

Sau cuộc gặp hồi cuối tuần giữa ông Wagn và Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi, nhà ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình ở Kashmir – khu vực từng là nguyên nhân của hai cuộc chiến tranh giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Pakistan.

Ông Wang đã đảm bảo với ông Qureshi rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục ủng hộ Pakistan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nước này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh hai nước láng giềng Ấn Độ và Pakistan đang đối đầu căng thẳng đến mức có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh. Ấn Độ và Pakistan trong những tháng vừa qua đã có những động thái quân sự gây lo ngại rất lớn, trong đó có vụ bắn máy bay của nhau. Vào thời điểm đó, Paksitan đã đóng cửa không phận. Ít nhất 6 sân bay đã bị đóng cửa ở Ấn Độ và một khu vực không phận rộng lớn ở phía bắc thủ đô New Delhi cũng bị đóng, không cho phép các chuyến bay dân sự. Ấn Độ còn cho biết, họ đã xây 14.000 boongker dọc biên giới với Pakistan để chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Trung Quốc chắc chắn là nước quan ngại hàng đầu nếu Ấn Độ và Pakistan nổ ra chiến tranh bởi hai nước này nằm áp sát ngay cửa ngõ của Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh nổ ra đương nhiên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc. Trung Quốc vốn là đồng minh thân thiết của Pakistan.

Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và nước láng giềng Ấn Độ không mấy êm đẹp. Giữa hai nước có cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở khu vực biên giới. Ngoài ra, còn tồn tại một cuộc đua ngầm rất mạnh giữa hai nước lớn của Châu Á nhằm tranh giành ảnh hưởng về vị thế trong khu vực cũng như quốc tế. Trong những năm qua, New Delhi nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của họ là nhằm để đối phó với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan.

Cuộc đối đầu căng thẳng hiện này giữa Ấn Độ và Pakistan đang khiến cộng đồng thế giới lo ngại. Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới như Anh, Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, trước đó đều đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại và kêu gọi hai bên cần có “cái đầu lạnh” để xử lý tình hình ở biên giới Kashmir.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/quoc-te/201908/trung-quoc-bat-ngo-nhan-loi-canh-bao-sac-lanh-tu-lang-gieng-dang-gom-638313/