Trung Quốc chi 32 tỉ USD để bảo vệ Nhân dân tệ

Dữ liệu này đã giảm bớt những lo ngại rằng Bắc Kinh xem việc hạ tỉ giá hối đoái như một vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Bắc Kinh bối rối

Trung Quốc đã chi khoảng 32 tỉ USD dự trữ ngoại hối để hộ trợ đồng Nhân dân tệ vào tháng 10, sự can thiệp hằng tháng lớn nhất trong gần hai năm trong dấu hiệu mới nhất của sự lo lắng về kinh tế của Bắc Kinh.

Dữ liệu được công bố hôm 7.11 đã giảm bớt những lo ngại rằng Bắc Kinh xem việc hạ tỷ giá hối đoái như một vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nhưng nó cũng nhấn mạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan đối diện với ngân hàng trung ương của Trung Quốc (PBOC) khi cơ quan này loay hoay tìm kiếm sự ổn định tiền tệ mà không cần bán ra dự trữ.

Một số nhà phân tích tin rằng các quan chức Trung Quốc không muốn đồng NDT vượt ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD, mà một số xem như một ngưỡng tâm lý. PBOC cũng muốn duy trì dự trữ ngoại hối trên 3.000 tỉ USD, giảm bớt công cụ để bảo vệ đồng tiền hơn trong lần mất giá gần nhất.

Số liệu mua và bán ngoại tệ của Trung Quốc (tỉ USD - biểu đồ cột, tham chiếu cột bên trái) và biến động của tỷ giá USD/CNY (tham chiếu cột bên phải).

Dự trữ ngoại hối chính thức đã giảm xuống còn 3.053 tỉ USD vào cuối tháng 10 từ mức 3.087 tỉ USD một tháng trước đó, PBoC cho biết hôm thứ Tư. Ngoại trừ các tác động định giá, điều đó ngụ ý sự can thiệp của khoảng 32 tỉ USD, theo ước tính của FT, sự can thiệp hằng tháng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 2017.

Bà Iris Pang, nhà kinh tế Trung Quốc tại ING ở Singapore, cho biết mức giảm hàng tháng trong tháng 10 là nhỏ so với cuối năm 2015, khi giảm trung bình 70 tỉ USD/tháng trong thời gian 6 tháng.

Bà cho biết trong một ghi chú vào hôm 7.11 rằng: "Không có làn sóng tháo chạy dòng vốn ở Trung Quốc ngay cả khi USD/CNY tiếp cận ngưỡng 7,0. Đây một con số chỉ đơn thuần, không phải là một rào cản tâm lý, vì cặp tiền tệ đã tiếp cận mức này một vài lần".

Vốn tiếp tục tháo chạy khỏi Đại lục

Nhưng dòng vốn tháo chạy đang tăng tốc. Dữ liệu cán cân thanh toán phát hành vào thứ hai cho thấy dòng vốn tài chính âm 19 tỉ USD trong quý thứ 3, quý đầu tiên âm kể từ cuối năm 2016, mặc dù vẫn còn thấp hơn mức thâm hụt 96 tỉ USD trong quý IV năm đó.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt đỉnh ở mức gần 4 nghìn tỉ USD vào giữa năm 2014, nhưng trong hai năm rưỡi sau đó, PBoC đã tiêu gần 1 nghìn tỉ USD để ngăn đà mất giá của đồng nhân dân tệ trong bối cảnh dòng vốn chảy rút ra khỏi Đại lục.

Sự can thiệp như vậy đã giảm đáng kể từ đầu năm 2017 đến giữa năm nay, sau khi chính quyền kiểm soát vốn chặt chẽ hơn và nền kinh tế mạnh đã giảm bớt áp lực lên đồng Nhân dân tệ.

Nhưng áp lực giảm đã tiếp tục trong những tháng gần đây, khi đồng USD mạnh lên - được thúc đẩy bởi việc tăng lãi suất của Fed, trùng với thời điểm nền kinh tế Trung Quốc suy yếu và lo ngại rằng thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc.

Trung Quốc đã ghi nhận mức thâm hụt tài khoản vãng lai 13 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm nay, và có thể đưa đất nước tới năm thâm hụt đầu tiên kể từ năm 1993, theo dữ liệu cán cân thanh toán.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tin rằng chính quyền sẵn sàng chấp nhận cho đồng nhân dân tệ mất giá vừa phải miễn là nó không gây ra đà bán tháo hoảng loạn.

Li Yong, nhà phân tích thu nhập cố định tại Northeast Securities tại Bắc Kinh, cho biết: "Chúng tôi không khuyên ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường bởi vì sự mất giá tiền tệ này là do đồng USD mạnh lên. Tình hình hiện nay thuận lợi hơn nhiều so với năm 2015."

Nguồn FT

Mạnh Đức

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/trung-quoc-chi-32-ti-usd-de-bao-ve-nhan-dan-te-3326784/