Trung Quốc: Chiến lược tăng cường sức mạnh hải quân

Trung Quốc đang tăng nhanh sức mạnh hải quân. Trong những năm gần đây, quốc gia này đang lập kỷ lục về tốc độ đưa vào hoạt động của các tàu chiến mới.

Máy bay J-15 cất cánh từ táu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Máy bay J-15 cất cánh từ táu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Khi có hệ tư tưởng chỉ đạo

Điều cần thiết để tạo ra một hạm đội thành công là sự hiện diện của một học thuyết biển quốc gia. Đây không phải là một tài liệu khô khan, được vẽ ra bởi một nhóm các quan chức mà là một ý thức hệ được thấm nhuần trong đông đảo dân chúng, sau đó là giới tinh hoa. Ví dụ, đối với Hoa Kỳ là sự thống trị toàn cầu của các lực lượng trên biển, sẵn sàng đàn áp bất kỳ đối thủ tiềm năng nào. Trước đây, một hệ tư tưởng như vậy đối với Anh là ý tưởng về quyền tối cao trên biển, nghĩa là toàn quyền kiểm soát tất cả các thông tin liên lạc hàng hải.

Không có hệ tư tưởng như vậy, một hạm đội không thể được xây dựng. Rất đơn giản, không có hệ tư tưởng là không có tiêu chí đúng đắn trong quá trình xây dựng hải quân. Tại sao chúng ta cần một hạm đội? Hạm đội sẽ làm gì? Ở đâu? Chống lại ai? Tại sao hạm đội cần phải làm điều này? “Tư tưởng” sẽ trả lời những câu hỏi này và cũng trả lời câu hỏi: Cần bao nhiêu tàu? Loại nào?... Nếu không có ý thức hệ thì không có câu trả lời, những con tàu đang được chế tạo có phù hợp hay không. Nước Nga không có một học thuyết như vậy.

Trung Quốc có một học thuyết và họ nghiên cứu kinh nghiệm từ nước ngoài (chủ yếu là từ người Mỹ) rất sâu sắc. Họ có một kế hoạch cực kỳ chu đáo trong chiến lược xây dựng lực lượng hải quân.

Theo các chuyên gia quân sự, động lực khiến giới tinh hoa Trung Quốc ý thức rõ rằng cần tăng cường sức mạnh trên biển là cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam. Khi đó, bằng hành động của mình, Hải quân Liên Xô đã loại bỏ khả năng sử dụng tàu chiến chống lại Việt Nam của Trung Quốc. Không dừng lại ở đó, tàu ngầm Liên Xô thậm chí còn bao vây một nhóm tàu sân bay Mỹ có nhiệm vụ hỗ trợ cho đồng minh của họ khi ấy là Trung Quốc.

Kết quả cuối cùng của cuộc chiến năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã đánh bại các đối thủ trong cuộc chiến giành quyền lực ở Trung Quốc. Tập trung tất cả quyền lực trong tay, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành cuộc cải cách kinh tế vĩ đại của mình.

Hành trình hiện đại hóa

Mô hình tàu khu trục của dự án 055 của Trung Quốc

Vào thời điểm chiến tranh Trung - Việt 1979, Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia nghèo. Tuy nhiên, ngay sau đó, nước này đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng ra toàn thế giới. Việc sản xuất hàng loạt thiết bị điện tử tiêu dùng thể hiện vai trò của đất nước trên thế giới sẽ tăng lên. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc đã đầu tư vào hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Đắm chìm trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, Nga đã sẵn sàng cho bất kỳ thỏa thuận nào và Trung Quốc đã có được khối lượng vũ khí hiện đại khổng lồ từ Moscow vào thời điểm đó, trong đó có cả vũ khí hải quân.

Trong bối cảnh ấy, đến giữa những năm 1990, Trung Quốc đã nhận được 2 tàu ngầm của dự án 877E và ngay sau đó là 2 chiếc Varshirlanks đầu tiên của dự án 636. Các bộ phận của tàu chiến gồm máy bay trực thăng và ngư lôi chống ngầm có trình độ kỹ thuật tốt đã ra khơi.

Vào những năm 2000, Trung Quốc đã mua thêm 8 chiếc Varshirlanka. Nhưng điều quan trọng nhất mà họ nhắm tới là mua là công nghệ. Radar, hệ thống sonar, hệ thống tàu nói chung và các loại vũ khí khác nhau... được Nga cung cấp. Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc cách chế tạo tên lửa từ phòng không đến các loại Calibr. Công nghệ sản xuất tuabin khí nhận được từ Ukraine, nơi Trung Quốc cũng tích cực hợp tác.

Và kết quả là vào những năm 2000, Trung Quốc đã vững bước đầu tư vào sức mạnh hải quân. Cuộc khủng hoảng Đài Loan lần thứ ba đã qua, sự cần thiết của hải quân sau những chuyến đi mang tính “hạ nhục” của các hàng không mẫu hạm Mỹ gần bờ biển Trung Quốc là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, đến thời điểm ấy, Trung Quốc vẫn chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và tiền bạc để “chạy đua” với Mỹ. Trung Quốc đã chế tạo một loạt tàu khu trục nhỏ, mỗi serie có 2 đến 6 chiếc nhưng không hiệu quả.

Nhưng đến cuối những năm 2000, mọi thứ đã thay đổi, việc mở rộng sức mạnh hải quân của Trung Quốc bắt đầu. Tại thời điểm này, Trung Quốc đã có tất cả các điều kiện để thành công - tiền bạc, công nghệ, năng lực đóng tàu...

Dấu hiệu đầu tiên là tàu khu trục của dự án 054 (sau đó là 054A). Những chiếc tàu này đã trở thành những đơn vị lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Theo nhận xét của đô đốc người Mỹ Elmo Zumwalt, người Trung Quốc đã dựa vào một con tàu giá rẻ khổng lồ, tuy nhiên, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ ở vùng biển xa xôi và thực hiện các chuyến vượt biển. Kể từ năm 2012, 44 chiếc đã được đóng tại các xưởng đóng tàu của Trung Quốc cho hạm đội Trung Quốc và hai tàu hộ tống khác của Dự án 056. Bên cạnh đó là những con tàu nhẹ và đơn giản của vùng biển gần, đang được hoàn thành. Ngoài ra, chúng cũng được chế tạo để xuất khẩu.

Vào ngày 26/12/2019, hai tàu chiến đã được hạ thủy tại một nhà máy đóng tàu của Trung Quốc ở Đại Liên. Đó là tàu khu trục của dự án 052D và tàu tên lửa tấn công mới nhất - tàu khu trục của dự án 055 (Projeect-055).

Trên thực tế, nhiều chuyên gia từ chối gọi chúng là “tàu khu trục”, bởi về kích thước, nó vượt quá bất kỳ tàu tuần dương nào. Theo số lượng tên lửa, con tàu có 128 bệ phóng tên lửa. Theo các chuyên gia quân sự, chỉ có các khu trục hạm khủng khiếp của Hàn Quốc thuộc loại King Sedgon mới có cùng số lượng bệ phóng tên lửa như tàu khu trục của Trung Quốc. Trong khi đó, các tàu tuần dương tên lửa của Mỹ thuộc loại Ticonderoga chỉ có 122 bệ phóng và các tàu khu trục thuộc loại Arly Burke cũng chỉ có 96.

Về khả năng dịch chuyển và kích thước, Project 055 thậm chí còn vượt trội hơn các tàu tuần dương tên lửa lớp Atlant, Project 1164 của Nga như: “Moscow” thuộc Hạm đội Biển Đen, “Đô đốc Ustinov” ở phía Bắc và “Varyag” ở Thái Bình Dương. Vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc chỉ có 1 tàu 055 đã đi vào hoạt động, nhưng 5 tàu nữa đang chế tạo và trong kế hoạch 10 tàu khu trục khác sẽ được ra đời.

Trung Quốc đang xây dựng lực lượng Hải quân với tốc độ mà ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể theo kịp. Tất nhiên, hạm đội Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề về công nghệ, ít có kinh nghiệm, không có truyền thống. Nhưng trong tương lai, Trung Quốc sẽ là quốc gia có hạm đội mạnh thứ hai trên thế giới. Nếu điều này đi xa hơn, thì trước tiên, việc Trung Quốc vượt qua các quốc gia gần nhất với sức mạnh hải quân sẽ được khẳng định; Thứ hai, sớm hay muộn họ sẽ “kéo” hạm đội tàu ngầm lên tầm hiện đại và cuối cùng, hạm đội Trung Quốc sẽ đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới về sức mạnh. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/trung-quoc-chien-luoc-tang-cuong-suc-manh-hai-quan-4058862-b.html