Trung Quốc có thể ngược chiều quy luật lịch sử của nền kinh tế?

Lịch sử cho thấy rằng mọi câu chuyện thần kỳ về kinh tế đều mất đi tính màu nhiệm vào dịp nào đấy. Trung Quốc giữ đà tăng trưởng bao lâu nữa?

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng thể hiện những "phép lạ kinh tế" trong quá khứ. Câu chuyện thần kỳ bắt đầu với Anh, Mỹ và Đức trong thế kỷ 19, và tiếp tục với Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Tây Đức sau chiến tranh thế giới thứ II.

Song không nước nào kể trên duy trì được tốc độ kỳ diệu của những thập niên đầu, và cuối cùng tất cả đã bị chậm lại. Tốc độ tăng trưởng của các nước đều giảm xuống tỷ lệ "bình thường".

Thế nào là "bình thường"? Đối với Mỹ, mức trung bình của ba thập kỷ trước khủng hoảng năm 2008 là cao hơn 3%. Đức đã giảm tốc độ tăng trưởng từ 3% xuống dưới 2%. Nhật Bản đã giảm từ 4,5% xuống 1,2%.

Giờ đây sự phát triển kỳ diệu của Trung Quốc và những cuộc khủng hoảng của những nền kinh tế chuyên chế với bong bóng và phá sản, lạm chi và nợ vô cùng to lớn đã khai quật lên những cái tưởng như đã được chôn dưới nấm mồ có tên “Sự kết thúc của lịch sử”, khi nền dân chủ tự do rốt cục rồi sẽ được tôn vinh chiến thắng ở khắp mọi nơi.

Khi Cách mạng văn hóa diễn ra trên toàn đất nước Trung Quốc vào thập niên 1970, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ mức cao trong lịch sử 19% xuống còn dưới 0. Lịch sử Trung Quốc minh họa hoàn hảo cho vai trò của những cú shock “ngoại sinh” với sức tàn phá còn ghê gớm hơn cả sự suy thoái theo chu kỳ.

Ngày nay, thế giới kinh ngạc trước sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc. Nhưng tại sao Trung Quốc nên không để tâm đến phán quyết của lịch sử từ đây đến mãi mãi về sau? Không một đất nước nào thoát khỏi kết cục lịch sử này từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của phương tây vào giữa thế kỷ 19.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã làm cuộc khảo sát về những cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tây phương và quan sát nền kinh tế phát triển 30 năm của Trung Quốc.
Những “con rồng nhỏ” đã phản ánh những gì về con rồng lớn Trung Quốc? Mô hình kinh tế những nước này theo đuổi hầu như là giống nhau, song vẫn có những khác biệt tồn tại.

Trước hết đó là quy mô. Trung Quốc vẫn còn là một đối trọng trong nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, đó là vấn đề nhân chủng học. Những con rồng nhỏ đã hoàn thành con đường phát triển kinh tế theo lối cổ điển. Dọc theo lộ trình đó, những người lao động cần cù ở nông thôn đã bám trụ tại thành phố để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. “Đội quân dự bị công nghiệp” chấp nhận mọi mức thu nhập, góp phần nâng cao tỷ lệ lợi nhuận và dự trữ vốn.

Và vì thế Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã trở thành “những nhà máy của thế giới”, các sản phẩm dệt may, thiết bị, xe hơi và hàng điện tử đe dọa lấn lướt phương tây. Song một khi tài nguyên lao động đã cạn kiệt, thì nông thôn không còn đủ nguồn lao động giá rẻ để phục vụ cỗ máy công nghiệp nữa.

Biểu đồ biểu diễn tốc độ phát triển kinh tế trung bình những thập niên gần đây: tăng trường GDP Trung Quốc lớn, “những con rồng nhỏ” châu Á không thể duy trì tốc độ tăng trưởng ban đầu.

Trung Quốc vẫn có hàng triệu người sẵn sàng vứt bỏ cái đói nghèo nông thôn, nên không thể rơi vào trường hợp như Nhật với dân số già, khó sớm khôi phục nhân lực bởi dân nhập cư hay tốc độ sinh sản. Vì thế “đội quân dự bị” của Trung Quốc vẫn có một con đường dài để đi.

Tuy nhiên Trung Quốc hãy coi chừng điềm xấu năm 2015. Mặc dù lực lượng lớn ở nông thông đang khao khát lên thành thị, lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm trong khi đội ngũ những người già sống phụ thuộc tiếp tục tăng lên – hậu quả của tỷ lệ sinh đẻ thấp, hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ tăng.

Một xã hội với dân số già chiếm tỷ lệ cao không chỉ cho thấy một lực lượng lao động nhỏ mà còn làm thay đổi cân bằng văn hóa giữa những người tìm kiếm an toàn và ổn định với những người muốn mạo hiểm và thách thức – đây là những nét tiêu biểu thể hiện những thế lực vô hình của sự tăng trưởng kinh tế.

Ở bất kỳ tỷ lệ nào thì những lợi thế về chi phí của Trung Quốc cũng đang giảm mạnh. Từ năm 2000, lương trung bình đã tăng gấp 4 lần và tốc độ tăng trưởng hàng năm ngoạn mục từng có sẽ không còn gấp đôi con số nữa.

Sự bất mãn đang tồn tại, có thể đo được qua tần số của “những vụ làm rối loạn nơi công cộng” đang tăng lên. Lịch sử không báo trước điềm hay cho sự hiện đại hóa chế độ độc tài, dù dưới hình thức “kiểm soát”, “dẫn dắt” hay chủ nghĩa tư bản nhà nước hoàn toàn.

Điều trớ trêu là cả hai chế độ chuyên quyền và dân chủ , mặc dù vì những lý do rất khác nhau, đều không phù hợp với sự phát triển về mặt lâu dài. Cho đến nay, Trung Quốc đã vượt qua được những trắc trở lẩn khuất trong quá khứ.

Trung Quốc lập chiến lược mở cửa các thị trường và siết chặt chính trị : "kiếm tiền , không gây rối”. Liệu Trung Quốc có thể tiếp tục con đường này? Phán quyết lịch sử thì không ủng hộ.

Nguồn Dân Việt

Nguồn Gafin.vn: http://gafin.vn/20131026104844407p0c32/trung-quoc-co-the-nguoc-chieu-quy-luat-lich-su-cua-nen-kinh-te.htm