Trung Quốc đang tung rất nhiều tiền 'đánh cắp' chất xám từ các trường đại học Mỹ?

Chính phủ Trung Quốc trả tiền cho hàng nghìn nhà khoa học trên khắp thế giới thông qua các thỏa thuận theo đó họ sẽ dành nhiều tháng ở Trung Quốc nhưng không công bố điều này.

Ảnh: WSJ

Giới chức an ninh quốc gia Mỹ tuyên bố rằng các trường đại học Mỹ đang bị phía Bắc Kinh nhắm đến nhằm giành lợi thế về khoa học cũng như đạt được bước nhảy vọt về công nghệ với phương Tây, tuy nhiên các công tố viên đối diện với nhiều thách thức trong việc chứng minh rõ ràng được những hành động sai lầm này của Bắc Kinh trước tòa, vụ việc mới đây tại Kansas cho thấy điều đó.

Theo Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ các trường đại học, chính phủ Trung Quốc trả tiền cho hàng nghìn nhà khoa học trên khắp thế giới thông qua các thỏa thuận theo đó họ sẽ dành nhiều tháng ở Trung Quốc nhưng không công bố điều này với bên tuyển dụng chính của họ.

Rất nhiều cơ quan nghiên cứu liên bang Mỹ trong đó có Bộ Năng lượng, Viện Y tế và nhiều cơ quan khác mới đây đã công bố rõ ràng chính sách của mình, theo đó họ yêu cầu các nhà khoa học phải khai báo tất cả các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài sau khi họ hiểu được rằng thông tin đã bị giấu giếm nhiều như thế nào.

Năm 2018, tình báo Mỹ công bố báo cáo cho thấy Trung Quốc đã tuyển dụng 2.629 nhà khoa học từ khắp nước Mỹ thông qua chương trình “Một nghìn tài năng”, đây chỉ là một trong tổng số khoảng 200 chương trình tương tự như vậy.

Vào ngày thứ Ba, Thượng viện Mỹ đã có phiên điều trần để nói rõ hơn về việc các nghiên cứu nhận tiền từ phía Mỹ bị chia sẻ với Trung Quốc thông qua các chương trình kiểu này như thế nào. Trung Quốc đã từ chối việc đưa ra một kế hoạch đầy hệ thống nhằm đánh cắp công nghệ Mỹ.

Cho đến nay, khả năng ứng phó của các nhà làm luật Mỹ đã chịu cản trở bởi những khó khăn trong việc tìm và chứng minh được hoạt động đánh cắp bản quyền trí tuệ trong môi trường đại học. Các kết quả nghiên cứu thường được chia sẻ trong một nhóm các nhà khoa học, nhiều trường đại học nói rằng kết quả nghiên cứu sẽ được công bố, chính vì vậy chẳng có gì để đánh cắp.

Để chứng minh được rằng phía Trung Quốc có tội đánh cắp bản quyền trí tuệ, giới chức Mỹ vào năm ngoái đã gửi rất nhiều nhà nghiên cứu đến trung tâm nghiên cứu ung thư thuộc đại học University of Texas, nơi mà họ tin đã bán thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc và có nhiều liên kết với các chương trình tuyển dụng tài năng.

Các công tố viên cũng đã lục soát tài liệu và email trong nhiều năm của trung tâm nhưng không thể tìm được bằng chứng mà họ muốn.

Vào tháng 8/2019, Bộ Tư pháp Mỹ đã thử cách tiếp cận mới. Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc giáo sư Feng Tao lừa dối trường đại học và chính phủ Mỹ rằng ông đã không công bố rằng ông đã chấp nhận vị trí làm việc toàn thời gian tại đại học Phúc Châu, Trung Quốc thông qua một chương trình của chính phủ Trung Quốc. Công tố viên khẳng định rằng việc không công bố thông tin này giúp ông giữ được công việc tại Kansas và tiếp tục nhận tiền hỗ trợ từ phía Mỹ.

Tuy nhiên ông Tao phản đối các cáo buộc này. Trong ngày Chủ Nhật, các luật sư của ông đã nộp hồ sơ bác bỏ vụ việc, họ nhấn mạnh các thông tin về ông đã được “thêu dệt” nên bởi nhà nghiên cứu Trung Quốc Huimin Liu, người đã cố gắng bịa ra vụ việc trên nhằm tranh thủ nỗi sợ của phía Mỹ.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/trung-quoc-dang-tung-rat-nhieu-tien-danh-cap-chat-xam-tu-cac-truong-dai-hoc-my-3527628.html