Trung Quốc đòi cổ vật: Cuộc kiếm tìm trong màn sương lịch sử

Trong suốt nhiều năm, Trung Quốc nỗ lực đòi lại những món cổ vật bị đánh cắp từ nước này nhưng những tuyên bố của họ được cho là không có căn cứ thích đáng, thậm chí giả mạo.

Mô phỏng chụp CT bức tượng chứa 'xác ướp' nhà sư Trung Quốc Việc chụp cắt lớp một bức tượng nghìn năm tuổi vào năm 2015 cho thấy bên trong chứa hài cốt được cho là của Trương Công tổ sư, hay Lục Toàn đại sư, sống vào thời Tống ở Trung Quốc.

Hơn 150 năm sau khi quân Anh và Pháp phá hủy và mang đi nhiều món đồ ở Di Hòa Viên cũ (khi đó tên là Viên Minh Viên) tại Bắc Kinh, vụ việc vẫn được báo chí Trung Quốc nhắc lại hàng năm. Các bài báo thường xuất hiện gần ngày kỷ niệm sự kiện này trong tháng 10 hay khi có những vật phẩm của Di Hòa Viên được đem ra bán đấu giá.

Cũng như những mô tả không đầy đủ và chính xác về Di Hòa Viên và vụ phá hủy, các câu chuyện trên báo thường chứa đựng những cáo buộc sai trái đối với các tổ chức nước ngoài đang nắm giữ các bộ sưu tập các cổ vật Trung Quốc. Họ cũng đưa ra những đòi hỏi vô căn cứ về quyền sở hữu hợp pháp những cổ vật này cùng yêu cầu được hoàn trả mà không phải chi tiền bồi thường.

Tuyên bố vô căn cứ

Trong nhiều năm qua, báo chí tại Trung Quốc luôn khẳng định (với chênh lệch không đáng kể) rằng 1,64 triệu cổ vật của Trung Quốc đang lưu lạc ở 200 bảo tàng ở 47 nước. Năm 2016, Viện Di sản Văn hóa Trung Quốc ước tính khoảng 10 triệu cổ vật của Trung Quốc đang ở nước ngoài, bao gồm các bộ sưu tập cá nhân.

Cho đến năm ngoái, căn cứ cho những số liệu nói trên một lần nữa được khẳng định là xuất phát từ một "nghiên cứu của UNESCO". Thực tế, thông tin đơn thuần được cơ quan quản lý hoạt động mua bán tài sản văn hóa bất hợp pháp của Liên Hợp Quốc dẫn lại từ bài viết của tác giả Ji Ling trên tạp chí Art Antiquity and Law năm 2009. UNESCO không hề có nghiên cứu nào như vậy.

Quân Anh và Pháp phá hủy Di Hòa Viên năm 1860. Ảnh: Alamy.

Quân Anh và Pháp phá hủy Di Hòa Viên năm 1860. Ảnh: Alamy.

Tuy nhiên, ngay cả đối với những tuyên bố xuyên tạc thái quá nhất thường vẫn không bị chính phủ và các cơ quan văn hóa của các nước phản đối, có lẽ do tâm lý ngại không muốn làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán ngoại giao quan trọng hơn hoặc khiến các khoản vay và các chương trình trao đổi văn hóa bị xóa bỏ.

Bộ phận quan hệ công chúng của các bảo tàng ở nhiều nước luôn giữ các giám tuyển tránh xa báo chí. Tên Di Hòa Viên cũng không được nhắc đến trong các nhãn dán hay sổ tay hướng dẫn. Họ cũng chậm, nếu không nói là không bao giờ, hồi đáp đề nghị trao trả cổ vật từ phía Trung Quốc, vốn thường ám chỉ rằng kể cả những cổ vật được mua bán hợp pháp cũng là đồ ăn cướp.

Người ta dễ dàng đi đến kết luận rằng các bảo tàng, đặc biệt là bảo tàng ở các nước nói tiếng Anh, thực sự phải có rất nhiều thứ cần che giấu, mặc dù chỉ riêng việc có bao nhiêu thứ đang bị che giấu cũng đã là một chủ đề bị bóp méo đáng kể. Người Pháp tỏ ra thẳng thắn hơn về những gì họ đang sở hữu và kế hoạch gìn giữ những cổ vật này lại ít bị chỉ trích hơn.

Đâu là sự thật?

Năm 2009, giám đốc Bảo tàng Di Hòa Viên khi đó, Chen Mingjie, từng tuyên bố 1,5 triệu cổ vật đã bị cướp chỉ trong năm 1860, gấp 10 lần so với con số được nêu ra trước đó. Theo ông Chen, số cổ vật này đang nằm ở 2.000 viện bảo tàng trên khắp thế giới.

Trong đó, Bảo tàng Anh quốc ở London thường bị coi là "thủ phạm" chính. Hiện nay, bảo tàng này đôi khi được cho là có đến 230.000 món cổ vật Trung Hoa, tức gấp 10 lần con số được công bố. Tất cả đều được phía Trung Quốc tuyên bố là thuộc về Di Hòa Viên.

Thủ tướng Anh Tony Blair (giữa) cùng Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ ở Bắc Kinh năm 1998. Ảnh: AP.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 1998, Thủ tướng Anh Tony Blair được một phóng viên địa phương hỏi rằng ông lý giải như thế nào về việc Bảo tàng Anh quốc sở hữu 23.000 món cổ vật Trung Hoa. Câu hỏi tương tự lại được đặt ra cho người kế nhiệm ông, Thủ tướng David Cameron, trong chuyến thăm 15 năm sau đó.

Cuối cùng, Bảo tàng Anh quốc đã trả lời báo giới rằng trong số 23.000 món đồ nói trên thì chỉ có 15 cổ vật có thể có nguồn gốc từ Di Hòa Viên, còn lại là vật phẩm được mua hoặc được tặng bởi vô số nguồn trong một thời gian dài.

Người Pháp thường thẳng thắn hơn. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 rằng có bao nhiêu cổ vật trong bộ sưu tập của lâu đài Fontainebleau ở Paris là đồ lấy từ Di Hòa Viên, giám đốc di sản và sưu tầm Xavier Salmon đã trả lời ngay lập tức không chút hổ thẹn "chúng tôi nghĩ trong khoảng 600 đến 800".

Theo nguồn tin chính thức và cả từ nhiều cá nhân thì vụ cướp bóc và phá hủy Viên Minh Viên năm 1860 là một đòn trả đũa sau vụ tra tấn và sát hại các sứ giả người Anh và Pháp dù họ đã treo cờ xin ngừng bắn (một thực tế luôn bị bỏ qua trong các báo cáo hay các bài tường thuật từ phía Trung Quốc).

Người Pháp đóng thùng những báu vật tốt nhất mà họ cướp được từ Di Hòa Viên và gửi về cho hoàng đế Napoleon III. Nữ hoàng Eugenie được cho là đã có mặt tại buổi lễ khui những thùng báu vật này và cho lập một bảo tàng để trưng bày những món đồ.

Bảo tàng Trung Quốc tại lâu đài Fontainebleau, Paris. Ảnh: Château de Fontainebleau.

Ông Salmon khẳng định sự sáng tạo của Eugenie giờ đây là một phần của di sản Pháp và "trả lại các cổ vật này sẽ phá hủy phần nào lịch sử nước Pháp".

"Câu hỏi về việc cướp bóc trong chiến tranh vẫn là một câu hỏi với một lịch sử cũng xa xưa như hành tinh này", ông nói. "Lịch sử thế giới thường xuyên được đánh dấu bởi những sự kiện như thế, và người Trung Quốc cũng đã lấy đi nhiều bảo vật từ các nền văn hóa khác".

Khám phá giả mạo

Nói đi cũng phải nói lại, nhận định về sự vĩ đại của Di Hòa Viên và số lượng cổ vật trong đó không bắt nguồn từ người Trung Quốc mà từ các nhà truyền giáo Dòng Tên muốn chứng minh cho chi phí hoạt động ở Bắc Kinh nên đã so sánh Di Hòa Viên với cung điện Versailles.

Sự thật là không thể biết được số lượng cổ vật còn tồn tại của Di Hòa Viên và không chuyên gia nào công nhận con số 1,5 triệu món đồ bị cướp đang ở nước ngoài. Không có ghi chép nào về những món đồ từng có ở cung điện này, nhiều đồ đạc bị phá hủy hoàn toàn. Một số nhân chứng kể lại rằng cả người Trung Quốc, bao gồm 2.500 phu xe đến từ các tỉnh phía nam, cũng tham gia "hôi của".

Hơn nữa, theo một số nhân chứng thì không có nhiều món đồ độc ở Di Hòa Viên. Hầu hết là những thứ dễ nhận ra như súng trường do đại sứ Macartney ở cuối thế kỷ 18 tặng, đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường của Pháp mà lính Pháp đã cướp được và bán cho lính Anh để lấy tiền bỏ túi, do lính Anh ít có cơ hội cướp bóc hơn.

Khách du lịch tại đài phun nước, phần còn lại của Di Hòa Viên (cũ) bị phá hủy năm 1860. Ảnh: AFP.

Theo Salmon và các quan chức bảo tàng khác, ông Chen chưa bao giờ liên lạc với các tổ chức mà ông cáo buộc đang nắm giữ những bộ sưu tập lớn nhất. Thay vào đó, chuyến thăm các bảo tàng ở 9 thành phố của Mỹ năm 2009 được coi là thành công trong việc "khám phá" một số vật phẩm chưa được biết đến trước đó. Chen từ chối cung cấp chi tiết ngoại trừ một bức tranh thời Tống tại Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston.

Đầu tiên, viện bảo tàng Mỹ cho biết họ gặp khó khăn trong việc xác định bức tranh nghi vấn Sau đó, họ trả lời một cách thận trọng: "Chúng tôi có quan hệ bền chặt với các viện văn hóa ở Trung Quốc và mong muốn tiếp tục hợp tác". Cuối cùng, sự thật là bức tranh được mua từ một người Trung Quốc tháng 12/1913 ngay tại Trung Quốc.

"Khám phá" của Chen có thể được dựng lên từ người nào đó đang ngồi thoải mái ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, ngay cả ở Bắc Kinh. Bức tranh này đã không được trưng bày trước công chúng từ năm 1997 và phát ngôn viên của bảo tàng cho biết trong một phản hồi qua email rằng cô không tìm thấy hồ sơ về chuyến ghé thăm của ông Chen.

'Cổ vật' lớn nhất lịch sử Trung Quốc và hành trình 12.000 km Yin Yu Tang là một trong những ngôi nhà nổi tiếng nhất Trung Quốc với hàng trăm năm tuổi đời. Các nhà khoa học đã mất nhiều năm để vận chuyển công trình vĩ đại này sang Mỹ.

Quyên Quyên - Đông Phong
Theo South China Morning Post

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/trung-quoc-doi-co-vat-cuoc-kiem-tim-trong-man-suong-lich-su-post765944.html