Trung Quốc đối mặt với mất mùa vì hạn hán

Nhiệt độ kỷ lục ở Trung Quốc, nguyên nhân gây ra sự khô cạn của các con sông, hiện gây nguy hiểm cho mùa màng.

Trung Quốc chưa bao giờ biết đến một mùa hè nóng như vậy, một đợt nắng nóng lịch sử cả về thời gian và cường độ.

Hồ chứa nước sinh hoạt chính của nước này, sông Dương Tử đã khô cạn ở nhiều nơi, lộ đất nứt nẻ, trong khi hai tháng qua, nhiều thành phố đang phải sống theo nhịp cảnh báo nắng nóng cao độ.

Những điều kiện thời tiết này là một thách thức đối với nông nghiệp. Hạn hán là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với cây lúa và cây đậu tương, vốn rất cần nhiều nước.

Theo kênh truyền hình CCTV, chính phủ đã giải ngân 10 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ người nông dân trước nạn hạn hán.

"Sự lan rộng nhanh chóng của hạn hán, trầm trọng hơn bởi nhiệt độ cao và thiệt hại do nắng nóng, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp mùa thu", Bộ Nông nghiệp nước này cho biết.

Trong những tháng gần đây, các chuyên gia đã lo lắng về thu hoạch của đất nước, do các hạn chế về sức khỏe chống lại Covid đang làm gián đoạn thương mại và hậu cần và trì hoãn việc gieo hạt vào mùa xuân.

Trước đợt nắng nóng chưa từng có, Trung Quốc lo ngại cho mùa màng của mình

Trước đợt nắng nóng chưa từng có, Trung Quốc lo ngại cho mùa màng của mình

An ninh lương thực là một chủ đề rất được coi trọng ở Trung Quốc vì đất nước này trong lịch sử đã phải hứng chịu nhiều đợt đói kém.

Trung Quốc cung cấp hơn 95% nhu cầu gạo, lúa mì và ngô. Tuy nhiên, những vụ thu hoạch kém có khả năng làm tăng nhập khẩu từ quốc gia đông dân nhất thế giới, vào thời điểm mà nguồn cung ngũ cốc đã bị suy giảm bởi cuộc xung đột ở Ukraine.

Vào đầu tháng 8, cơ quan khí tượng Trung Quốc thừa nhận rằng nhiệt độ nước này đã tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu kể từ năm 1951, một xu hướng được cho là sẽ tiếp tục trong tương lai.

Thiếu nước tưới cho cây trồng của mình, Trung Quốc đang cố gắng gây mưa nhân tạo bằng cách phóng những quả đạn chứa iốt bạc lên trời.

Thiếu nước là một vấn đề nan giải, đặc biệt là ở Tứ Xuyên, nơi có gần 84 triệu dân và 80% phụ thuộc vào các con đập để cung cấp điện.

Để tiết kiệm chi phí, nhiều nhà máy và doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động, trong khi các trung tâm mua sắm ở Trùng Khánh chỉ có thể mở cửa từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối.

Thành phố cũng làm mờ đèn trong tàu điện ngầm và tắt các bảng quảng cáo.

Những khó khăn này cũng đặt ra thách thức đối với trung tâm kinh tế của Trung Quốc, nơi các vùng duyên hải Giang Tô và Chiết Giang cũng như An Huy (phía đông) được cung cấp điện từ Tứ Xuyên.

Yến Như

Theo Le Point

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/trung-quoc-doi-mat-voi-mat-mua-vi-han-han-d207771.html