'Trung Quốc dùng dòng chảy dân đi du lịch như vũ khí'

Trung Quốc có thể điều khiển dòng chảy du lịch tỷ dân, tạo thành sức ép kinh tế để đối phó với nước ngoài.

Chiêu bài kinh tế thường được sử dụng nhằm gây sức ép với một số quốc gia hòng đạt được mục tiêu chính trị. Trung Quốc cũng không nằm ngoài số đó.

Bắc Kinh trong những năm gần đây đã tăng cường việc sử dụng chiêu thức này, đặc biệt là điều khiển các hoạt động du lịch.

Dân số hơn 1 tỷ người và nhu cầu giải trí, du lịch ngày càng cao khiến hoạt động thúc đẩy, hạn chế du lịch nước ngoài của Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất lớn.

'Khách du lịch Trung Quốc trở thành thứ vũ khí của Bắc Kinh'

Quốc đảo Palau ở Thái Bình Dương là nạn nhân mới nhất của chiến lược dùng du lịch Trung Quốc để buộc chính quyền nước này.

Biểu hiện rõ nhất của chiến lược này là không cấp thị thực cho công dân Trung Quốc đến Paula. Chỉ với động thái này, Trung Quốc đã khiến nền du lịch của quốc đảo này bị tổn thất nặng nề.

Phòng khách sạn trống rỗng, du thuyền bỏ không và công ty du lịch đóng cửa là những biểu hiện rõ ràng nhất về ngành du lịch Palau đang gánh chịu thiệt hại sức ép du lịch từ Trung Quốc.

Trung Quốc đã từng khiến các nước có ảnh hưởng tới chính sách chính trị, ngoại giao của mình phải hối hận.

Hồi đầu năm 2017, khi Hàn Quốc quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD do Mỹ sản xuất, với mục đích giám sát các cuộc tấn công bất ngờ từ Triều Tiên, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

Tầm giám sát của hệ thống phòng thủ này vươn đến lãnh thổ Trung Quốc khiến chính quyền nước này xem THAAD là mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia.

Trung Quốc đã tung ra một loạt các lệnh giới hạn kinh doanh nhắm vào các công ty Hàn Quốc đầu tư tại Trung Quốc: Hủy các chương trình biểu diễn các nhóm nhạc Hàn Quốc, lệnh cấm người Trung Quốc du lịch đến Hàn Quốc.

Chỉ trong vòng 1 tháng sau khi triển khai THAAD, ngành du lịch Hàn Quốc đột nhiên thấy giảm hẳn lượng khách Trung Quốc, vốn chiếm 50% lượng du khách nước ngoài đến nước này.

Và hệ quả là toàn bộ ngành du lịch Hàn Quốc bị tác động mạnh mẽ.

Trung Quốc đã tận dụng tầm quan trọng ngày càng lớn của du khách Trung Quốc đối với nền kinh tế Nhật để chống lại các công ty và địa điểm ở Nhật mà Trung Quốc đánh giá là đối xử không tốt với người Trung Quốc.

Đáng chú ý truyền thông Trung Quốc đã tấn công tổ hợp khách sạn APA của Nhật do các sách lịch sử mang tính xét lại được đặt trong các phòng khách sạn.

Các hãng lữ hành Trung Quốc sau đó bị gây Cơ quan quản lý du lịch nước này gây áp lực hủy bỏ các tour có liên quan đến chuỗi khách sạn này.

Dù có lợi thế về bãi biển, mua sắm giá rẻ và khoảng cách địa lý gần Trung Quốc, song Philippines từng nhiều năm thua xa Thái Lan và Việt Nam trong việc thu hút khách Trung Quốc.

Tuy vậy, với việc Tổng thống Duterte lên nắm quyền và chính sách xích lại Trung Quốc. Trong những tháng sau khi Duterte nhậm chức, khách Trung Quốc đến Philippines đạt kỷ lục mới.

Theo chức trách Philippines, số lượng hồ sơ xin visa của Trung Quốc hiện đạt mức 1.400 hồ sơ/ngày, so với mức 400 hồ sơ/ngày trước đó.

Giới phân tích cho biết, do khả năng kiểm soát được dòng chảy người dân đi du lịch nước ngoài nên Trung Quốc có sử dụng du lịch là một công cụ gây sức ép lên các nước, một dạng quyền lực mềm chưa từng thấy trước đây trên thế giới.

Các đại lý du lịch giữ 58% thị phần đưa khách Trung Quốc ra nước ngoài. Và trong 5 đại lý du lịch lớn nhất Trung Quốc thì có 3 đại lý thuộc sở hữu nhà nước.

Ông Evan Rees, chuyên gia phân tích về châu Á – Thái Bình Dương của Công ty tư vấn toàn cầu Stratfor (Mỹ) bình luận, Trung Quốc đã đóng góp quan trọng cho ngành du lịch khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Khách Trung Quốc đang trở thành phân khúc khách du lịch lớn nhất, mà tính riêng năm 2017, đã có 129 triệu lượt người Trung Quốc du lịch nước ngoài.

Trong nhiều trường hợp, họ cũng chi tiêu mạnh tay không thua kém khách phương Tây hay các nước châu Á giàu có khác. Điều đó khiến khách du lịch của Trung Quốc trở thành thứ vũ khí lợi hại.

“Vũ khí du lịch là một công cụ rất khó chứng minh. Nếu Trung Quốc áp đặt lệnh giới hạn du lịch thì các nước không có khả năng đưa vấn đề này lên WTO để kiện. Điều này có nghĩa là không thể trả đũa được Trung Quốc” - ông Evan Rees nói.

Theo Daniel Meesak, chuyên gia phân tích về du lịch, đối với các quốc gia láng giềng đang phát triển của Trung Quốc, ngành du lịch chiếm tỷ trọng lớn hơn trong lĩnh vực xuất khẩu.

Bất cứ động thái nào từ phía Trung Quốc nhằm gây gián đoạn thu nhập từ du lịch cũng có thể gây ra những bất ổn về kinh tế và xã hội.

Hiện các nước/lãnh thổ láng giềng mạnh của Trung Quốc đang trở thành các nước tiên phong trong việc nỗ lực đa dạng hóa ngành du lịch của mình, thay vì để Trung Quốc chi phối ngành này trong cơ cấu nền kinh tế của mình.

Kim Hoa

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trung-quoc-dung-dong-chay-dan-di-du-lich-nhu-vu-khi-3369952/