Trung Quốc khuynh đảo 'địa hạt số' bằng công nghệ nội địa

Sự biến đổi của kỹ thuật số ở Trung Quốc đã có tác động sâu sắc tới nền kinh tế nước này và có thể sẽ có một tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên 'địa hạt số' toàn cầu. Trung Quốc đã xây dựng được những hệ sinh thái nền tảng, làm bàn đạp cho đến sự phát triển bền vững.

Xã hội Trung Quốc đã số hóa hơn nhiều nhà quan sát đánh giá. Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư và áp dụng công nghệ kỹ thuật số lớn nhất thế giới, và là quê hương của 1/3 số công ty khởi nghiệp kỳ lân trên thế giới.

Họ đang đi đầu trong việc thương mại hóa các mô hình kinh doanh kỹ thuật số rất nhanh chóng, và có lợi thế của một thị trường tiêu dùng nội địa cực lớn, trẻ và ham kỹ thuật số dưới mọi hình thức. Bộ ba gã khổng lồ internet Trung Quốc mang tầm thế giới – Baidu, Alibaba và Tencent – hay còn gọi là BAT, đang tạo ra một hệ sinh thái số đa diện và đa ngành, tác động đến mọi mặt của đời sống người tiêu dùng.

Chính phủ Trung Quốc đang tích cực khuyến khích đổi mới kỹ thuật số bằng cách tạo cho các công ty một môi trường để thực nghiệm và cung cấp hỗ trợ như một nhà đầu tư, nhà phát triển và người tiêu dùng các công nghệ mới. Sự biến đổi của kỹ thuật số ở Trung Quốc đã có tác động sâu sắc tới nền kinh tế nước này và có thể sẽ có một tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên “địa hạt số” toàn cầu.

Bộ ba gã khổng lồ internet Trung Quốc mang tầm thế giới – Baidu, Alibaba và Tencent – hay còn gọi là BAT.

Năm 2010, hầu hết các công ty khởi nghiệp kỳ lân đều xuất phát từ Bắc Mỹ hoặc châu Âu, nơi các câu chuyện về thành công của Trung Quốc có có thể đi qua. Alibaba khi đó vẫn chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq và nền tảng xã hội Wechat xuất sắc của tập đoàn Tencent thậm chí còn chưa ra đời. Nói tóm lại là tiếng tăm của Trung Quốc khi đó vẫn chỉ là một nhà sản xuất bắt chước phát minh của phương Tây. Nhưng thời thế đã thay đổi!

Theo số liệu của CB Insights, ngày nay, 1/3 số công ty khởi nghiệp kỳ lân xuất thân từ Trung Quốc. Các “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu của Trung quốc, Baidu, Alibaba và Tencent (mà người ta thường gọi ngắn là BAT) đã có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, tương đương với tầm ảnh hưởng mà bộ tứ Facebook, Amazon, Netflix, và Google (còn gọi là FANG) có được tại Mỹ. Họ là những tập đoàn lớn, cả ba đều nằm trong tốp 10 công ty internet hàng đầu thế giới xét về vốn hóa thị trường.

Họ nhiều tiền, đổi mới và tích cực đầu tư vào các dự án mạo hiểm mới. Trên thực tế, BAT tham gia trong hầu hết các công ty internet cỡ lớn của Trung Quốc.

Baidu được cho là vẫn đang chậm chân hơn các đối thủ cạnh tranh khác của Trung Quốc.

Baidu – Google của Trung Quốc

Baidu là cỗ máy tìm kiếm nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, chạy trên cả máy tính bàn lẫn trên thiết bị di động. Baidu “bao phủ” hơn 80% thị trường Trung Quốc. Giống như Google, Baidu cũng cung cấp bản đồ, biên dịch các thứ tiếng, và các dịch vụ lưu trữ đám mây, và phát triển một dịch vụ xe tự lái. Đầu năm 2017, Baidu đã mở mã nguồn mới cho nền tảng xe tự lái để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển. Nhưng khác với Google, Baidu đã đầu tư mạnh vào cả dịch vụ online và offline (O2O), cho phép người dùng kết nối với các hoạt động gần mình qua các ứng dụng định vị.

Tuy nhiên, Baidu được cho là vẫn đang chậm chân hơn các đối thủ cạnh tranh khác của Trung Quốc. Ví dụ, trong lĩnh vực dịch vụ mời chào xe tự lái, Baidu bắt đầu đổ tiền vào Uber China từ tháng 12/2014 trong khi các đối thủ Alibaba và Tencent đã đầu tư cho Kuaidi Dache và Didi Dache của họ từ trước đó một năm. Baidu cũng đã dành khoản đầu tư lớn, trị giá 3,2 tỷ USD vào Nuomi, dịch vụ mua chung lớn thứ ba ở Trung Quốc.

Baidu hiện có xu hướng mở rộng ra ngoài Trung Quốc. Khu vực ưa thích của công ty là Đông Nam Á, Nam Mỹ và thế giới Arab. Công ty này cho biết dịch vụ của họ đã có mặt ở hơn 200 quốc gia.

Còn tiếp

Hải Nam

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/du-khong-co-dai-chien-luoc-nhung-tq-van-khuynh-dao-dia-hat-so-472866.html