Trung Quốc phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh Dongfeng-17

Quân đội Trung Quốc phóng thử nghiệm diễn tập tên lửa siêu thanh tầm trung Dongfeng-17 (DF-17) trang bị phương tiện bay siêu âm DF-ZF cách Đài Loan 120 km.

 Tên lửa siêu thanh tầm trung Dongfeng-17 (DF-17) của Trung Quốc trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh, ngày 1/10/2019. Ảnh Military Leak

Tên lửa siêu thanh tầm trung Dongfeng-17 (DF-17) của Trung Quốc trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh, ngày 1/10/2019. Ảnh Military Leak

Ngày 31/7, truyền thông quân đội Trung Quốc công bố video phóng tên lửa trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan. Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh tầm trung DF-17 tới các khu vực ven biển tỉnh Phúc Kiến, điểm gần Đài Loan nhất trước tình huống này.

Trung Quốc đã điều chuyển hàng loạt thiết bị quân sự hạng nặng, triển khai trên bờ rìa eo biển Đài Loan. Lần cuối cùng diễn ra tình huống này là trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Quân đội Mỹ đã điều một cụm hải quân 4 chiến hạm, bao gồm một tàu sân bay đến vùng biển phía đông Đài Loan, được cho là cuộc triển khai binh lực thông thường ngày 26/7.

Tên lửa siêu thanh tầm trung Dongfeng-17 (DF-17) của Trung Quốc cơ động di chuyển đến tỉnh Phúc Kiến. Ảnh Military Leak

Dongfeng-17 (Gió Đông-17), là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn trên xe phóng cơ động của Trung Quốc, được trang bị Phương tiện lướt sóng siêu âm DF-ZF.

Vũ khí siêu thanh DF-17 mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường (ABM)do quỹ đạo bay không thể dự đoán của phương tiện bay này. DF-17, trang bị phương tiện bay DF-ZF, chính thức được công bố tại lễ duyệt binh

Chào mừng Ngày Quốc khánh ngày 1/10/2019, nó trở thành hệ thống vũ khí siêu thanh chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc và là một trong những hệ thống vũ khí siêu thanh đầu tiên trên thế giới được đưa vào sẵn sàng chiến đấu. Chỉ đến tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ mới đề xuất đẩy nhanh tiến trình phát triển của các phương tiện bay siêu thanh có đầu đạn thông thường (HGV) để đuổi kịp sự phát triển của vũ khí siêu thanh Trung Quốc.

Tên lửa siêu thanh tầm trung Dongfeng-17 (DF-17) của Trung Quốc trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh, ngày 1/10/2019.Ảnh Military Leak

DF-17 sử dụng tên lửa đẩy từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16B đã khai thác sử dụng. Do đó, thiết kế tên lửa vận tải không yêu cầu bất kỳ thay đổi lớn nào. Thay đổi lớn nhất là trang bị phương tiện bay siêu thanh thay cho các đầu đạn tiến vào khí quyền thông thường, được trang bị trong các tên lửa đạn đạo và các đầu đạn thứ cấp (MIRV).

DF-ZF đầu đạn nổ thông thường (HGV) hoạt động theo phương thức khác với tên lửa đạn đạo thông thường hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Thay vì được phóng lên và lao xuống theo hình vòng cung parabol, HGV của DF-17 ép quỹ đạo đầu đạn đi xuống trong thượng tầng khí và tăng tốc đạt tới Mach 5, sử dụng sóng xung kích tạo ra để lướt với tốc độ siêu âm.

Do quỹ đạo bị chặn trong không khí ở độ cao thấp hơn tên lửa đạn đạo và quỹ đạo bay thay đổi độ cao do lướt trên sóng xung kích, đánh chặn phương tiện lướt bằng hệ thống phòng thủ tên lửa ABM khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với một đầu đạn bay vòng cầu của tên lửa đạn đạo.

Trung Quốc phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh trước thềm chuyến viếng thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Nancy Pelosi. Video Truyền thông quân đội Trung Quốc.

DF-ZF là phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc (HGV), được Lầu Năm Góc đặt ký hiệu là WU-14. Quỹ đạo đường bay phức tạp hơn do bay lượn làm cho DF-ZF cơ động linh hoạt tự nhiên, gia tăng phạm vi tấn công và tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa ABM tiềm năng. DF-17 có thể tấn công các mục tiêu trong khu vực bất chấp bản chất tên lửa tầm ngắn (SRBM) của hệ thống.

Theo các nguồn thông tin mở, DF-ZF có thể đạt tốc độ từ Mach 5 (3.836 mph hay 6.173 km/h; 1.715 m/s)) và Mach 10 (7.680 mph hay 12.360 km/h; tốc độ 3.430 m/s)). Đầu đạn lượn có thể được trang bị vũ khí hạt nhân hoặc các đầu đạn nổ phá mảnh thông thường, sử dụng trong các nhiệm vụ tấn công chính xác, có thể xuyên thủng “hệ thống phòng không nhiều lớp của một cụm hải quân tấn công tàu sân bay Mỹ. DF-17 cũng có thể được lắp một đầu đạn đạo thông thường khi không cần sử dụng đầu đạn DF-ZF.

Thái Bằng

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/trung-quoc-phong-thu-nghiem-ten-lua-sieu-thanh-dongfeng-17-post159275.html