Trung Quốc tận thu từ khủng hoảng

(VnMedia)- Do thương mại thu hẹp, các nhà khổng lồ trong lĩnh vực dầu khí hay khai mỏ của phương Tây đang phải xem xét lại các chiến lược đầu tư của mình. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục tận dụng thời cơ khủng hoảng để đầu tư vào các nền tảng chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng nội địa trong dài hạn.

Sự tương phản không thể rõ rệt hơn. Các chính phủ và công ty trên khắp thế giới phát triển đang trải qua cơn sốc tài chính và đang nỗ lực trong tuyệt vọng để tìm cách phục hồi. Còn Trung Quốc thì khác. Tuy cũng phải chia sẻ một phần cơn sốc tài chính do không còn là một thực thể tách biệt với kinh tế thế giới, nhưng Trung Quốc không chọn cách cố hàn gắn vết thương mà lao vào các chuyến thăm Trung Đông, Châu Đại dương, Châu Mỹ Latinh để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của họ. Xét trên nhiều cấp độ, đây là một động thái thông minh. Vết thương kinh tế mở ra cơ hội mới Thứ nhất, hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán rằng một khi kinh tế thế giới phục hồi, giá hàng hóa cơ bản sẽ lại tăng, do cầu tăng, cung giảm vì thiếu đầu tư mới trong thời buổi khó khăn trước đó. Khi điều này xảy ra, Trung Quốc có vị trí thuận lợi để kiểm soát được một phần lớn hơn nguồn tài nguyên giàu có của thế giới, ít nhất là bởi họ có thể tăng sản lượng từ những dự án dầu mỏ khí đốt được nhượng quyền khai thác. Thứ hai, với việc một loạt các thị trường đang trỗi dậy giàu có tài nguyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc thiếu tín dụng và sự suy yếu của các nền tảng cơ bản khác, Trung Quốc đã có thể trích một phần dự trữ ngoại tệ 2 nghìn tỉ đô la Mỹ của mình để đầu tư cho các hãng sản xuất dầu khí ở Venezuela, Iran, Nga và Brazil, nhằm đổi lại những hợp đồng cung ứng dài hạn. Trong lĩnh vực khai mỏ và kim loại Bắc Kinh thậm chí còn táo bạo hơn. Không ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn, Bắc Kinh mua cổ phần trực tiếp của các hãng sản xuất thép, sắt và kẽm ở Australia trong khi đang từng bước tiếp cận các hãng đồng ở Chile. Trung Quốc có vị trí thuận lợi để kiểm soát được một phần lớn hơn nguồn tài nguyên giàu có của thế giới Với những ai đã quen với thị trường năng lượng và hàng hóa cơ bản quốc tế, sự phát triển này không hoàn toàn mới, nhưng điểm nổi bật là mức độ tín dụng được dành ra để cấp cho các hoạt động mua lại và sáp nhập ở nước ngoài và mua tài nguyên của Trung Quốc – không chỉ từ các doanh nghiệp lớn của nước này – mà còn thông qua các công cụ đầu tư như Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc. Điều này không phải là vì cầu nội địa ở Trung Quốc đã tăng lên (còn xa TQ mới đạt được điều này) mà là vì đầu tư là một trong những mối quan tâm dài hạn của Bắc Kinh. Trong thời gian qua, những mối lo kinh tế đã lan rộng, làm chứng khoán giảm giá và chủ nghĩa tài nguyên quốc gia thoái trào ở khắp nơi. Hai yếu tố này đã tạo cơ sở hữu ích cho Trung Quốc nuôi dưỡng các danh mục đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên của mình. Bằng chứng là, công ty nhôm Trung Quốc Chinalco đang có khả năng mua được một số cổ phần lớn tại công ty khai mỏ Rio Tinto. Điều này nhấn mạnh rằng cuộc chơi trong lĩnh vực hàng hóa cơ bản, cũng giống như cuộc chơi trong ngành tài chính toàn cầu, đã được thay đổi theo ý muốn của quốc gia, và ý muốn quốc gia cũng có sức mạnh chẳng kém các quy luật của thị trường. Hái những trái đầu mùa Không ngạc nhiên khi cả Caracas và Mát-xcơ-va đều hân hoan chào đón các khoản vay trị giá 12 tỉ và 25 tỉ đô la Mỹ từ Trung Quốc. Để đổi lại, họ sẽ cung ứng dầu mỏ trong dài hạn cho “phía Đông”. Năng lực tài chính hiện thời của họ không thể cho phép họ làm khác. Cách đây 3 năm, Trung Quốc đã lần đầu tiên dành sẵn các dòng tín dụng cho Venezuela, cộng thêm một khoản vay mới trị giá 12 tỉ đô la, trong khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc tiếp tục cho Ngân hàng Phát triển Venezuela, Bandes vay vốn. Đổi lại, gần đây Hãng dầu khí Venezuela PDVSA thỏa thuận sẽ bán cho Trung Quốc 80 nghìn thùng dầu một ngày và 200 nghìn thùng dầu thô một ngày để thanh toán số nợ đó và đảm bảo luôn có thể tiếp cận các dòng tín dụng. Số dầu này sẽ đến tay những người nhận là Sinopec và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), 2 công ty dầu khí lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, giá trị của hợp đồng này vẫn chưa phải là cao nhất. Nó vẫn xếp sau thỏa thuận cho vay được hậu thuẫn bằng xuất khẩu dầu trị giá 25 tỉ đô la Mỹ được chờ đợi từ lâu với Nga. Theo thỏa thuận này, hai thực thể được điều hành bởi nhà nước Nga là Rosneft và Transneft sẽ cung cấp 300 nghìn thùng dầu thô một ngày cho Trung Quốc trong 20 năm. Hợp đồng này chỉ bắt đầu sớm nhất vào năm 2011 khi đường ống Thái Bình Dương Đông Xibêri hoàn tất, nhưng nó vẫn là hợp đồng tài chính thương mại lớn nhất giữa hai nước và giúp làm dịu đi cơn khát tài chính của các nhà khổng lồ năng lượng Nga trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng. Mặc dù dự án này có thể bị trì hoãn, nhưng chắc chắn nó đã nhấn mạnh sự liên kết về năng lượng ngày một vững mạnh giữa Nga và Trung Quốc, và không thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro chính trị tương tự những nhân tố đang tác động tới nguồn cung của Nga cho thị trường châu Âu. Dù gì đi nữa, Nga đã có thể đặc biệt coi trọng việc đảm bảo nguồn cung cho Trung Quốc và quên đi quyền lợi của bạn hàng châu Âu trong giai đoạn 2010-2011; Nhu cầu của Trung Quốc quan trọng đến nỗi Mát-xcơ-va không muốn để xảy ra bất kỳ sơ suất nào. Hợp tác và Đối kháng Mặc dù vậy, do cầu về hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm ởcác nước OECD trong tương lai gần, cùng với việc tăng cường chú trọng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, trước mắt sẽ không có sự tranh giành nào đáng kể giữa các thị trường phát triển và đang trỗi dậy. Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ quốc tế đã hết sức lo lắng khi nhận thấy rằng, một trong những khó khăn lớn nhất là họ chỉ có khả năng giành giật 10% dự trữ tài nguyên toàn cầu do những trữ lượng tài nguyên đã được tìm thấy nằm trong tay của rất nhiều quốc gia. Một khi nền kinh tế toàn cầu khởi sắc trở lại, họ có thể nhận thấy tỉ lệ phần trăm này thậm chí còn bị thu hẹp hơn do cán cân quyền lực trong việc kiểm soát các hàng hóa cơ bản đã nghiêng thêm về phía Đông. Nếu điều này được chứng minh là đúng, các chính phủ sẽ nhanh chóng chuyển sang tranh giành tài nguyên gay gắt ở Trung Đông, Trung Á, châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Thực tế, sự tranh giành tài nguyên và các mối quan hệ quốc tế luôn luôn là một hỗn hợp dễ cháy; và suy yếu kinh tế có thể loại trừ “ngòi nổ phương Tây” vào thời điểm này, nhưng cùng lúc đó nó hoạt động như một chất xúc tác thôi thúc Trung Quốc đầu tư vào các nguồn tài nguyên trên toàn cầu. Một khi cầu của thế giới phục hồi, các quốc gia và doanh nghiệp phương tây chắc chắn sẽ tái tham dự cuộc đua, nhưng Trung Quốc cũng sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của mình. Và thế giới khi đó sẽ tiếp tục chứng kiến một cuộc cạnh tranh tài nguyên mới giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài. Bằng những nỗ lực chớp thời cơ từ khủng hoảng, thôn tính và mua lại nhiều tài nguyên trong thời gian qua, trên thực tế Trung Quốc đã chuẩn bị trước cho cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Bảo Châu

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?catid=372&newsid=190581