Trung Quốc thăm Triều Tiên trước đàm phán thương mại với Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Triều Tiên 2 ngày ngay trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung.

Ngày 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Triều Tiên kéo dài 2 ngày. Chuyến thăm diễn ra giữa lúc nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng gặp bế tắc. Nó cũng diễn ra trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung dẫn tới cuộc họp ở cấp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo được dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6 tới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Kim Jong-un tại Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Kim Jong-un tại Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Chuyến thăm hai ngày này đánh dấu lần đầu tiên một nguyên thủ Trung Quốc đến thăm Triều Tiên trong vòng 14 năm, sau khi quan hệ giữa hai nước xuất hiện những rạn nứt do tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và việc Bắc Kinh ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin, tại hội đàm, Chủ tịch Kim Jong-un nhận định Bắc Triều Tiên đã có nhiều bước đi tích cực nhằm giảm nhẹ căng thẳng trong một năm vừa qua. Tuy nhiên, “một quốc gia liên quan” đã không đáp lại các nỗ lực này, ám chỉ tới Mỹ.

Dẫu vậy, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã khẳng định sẽ “tiếp tục kiên nhẫn”, đồng thời bày tỏ hy vọng các bên liên quan sẽ gặp gỡ trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên quan tới bán đảo Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đã cảm ơn vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề trên, cam kết tiếp tục liên lạc và hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh nhằm đạt được tiến triển trong một giải pháp chính trị cho các vấn đề liên quan.

Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định sự ủng hộ đối với giải pháp chính trị cho các vấn đề trên bán đảo Hàn Quốc, đồng thời cam kết sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong quá trình giải trừ hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ ủng hộ Bình Nhưỡng hết mình, nhằm giải quyết các vấn đề an ninh và phát triển thuộc “mối quan tâm đích đáng”.

Chủ tịch Trung Quốc lần đầu tiên tới Triều Tiên.

Trong khi đó, Reuters dẫn tin tức được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đăng tải, Chủ tịch Kim Jong-un gọi chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là một tín hiệu tốt, mang đến sự hỗ trợ mới cho nền kinh tế đang bị trừng phạt của Triều Tiên, là điều tối quan trọng để cho thế giới thấy tình bạn không thay đổi giữa hai nước.

Còn Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã đồng ý về một thỏa thuận chính trị về vấn đề hạt nhân của Bán đảo Triều Tiên là một xu hướng không thể tránh khỏi, và họ cần tiếp tục bám sát các cuộc đàm phán hòa bình.

Ông Tập Cận Bình ca ngợi những nỗ lực của Bình Nhưỡng đối với vấn đề phi hạt nhân hóa và cho biết thế giới hy vọng Triều Tiên và Mỹ có thể nói chuyện với nhau và để những cuộc đàm phán này thành công.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh thất bại gần nhất giữa hai nhà lãnh đạo, Bình Nhưỡng đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm vũ khí và cảnh báo về những hậu quả thực sự không mong muốn nếu nước Mỹ không linh hoạt hơn.

Trong một bữa tiệc tối hôm thứ Năm, ông Tập cho biết Trung Quốc kiên quyết ủng hộ ông Kim tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Bán đảo Triều Tiên và thiết lập một môi trường tuyệt vời để tự phát triển thông qua một kênh hợp tác chiến lược mới, theo KCNA.

Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào ngay trước thời điểm Trung Quốc chuẩn bị ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ về cuộc đối đầu thương mại giữa hai nước.

Ông Trump đã liên tục gây sức ép với Trung Quốc bằng đòn thuế quan và tác động đến cả các công ty Mỹ đang đầu tư làm ăn lớn ở Trung Quốc. Cuối cùng cả hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nối lại đàm phán giữa hai nước để có thể đi tới một nội dung cuối cùng tại Hội nghị thượng đỉnh G20.

Yếu tố Triều Tiên dường như là điều không thể thiếu trước mỗi cuộc đàm phán Trung – Mỹ. Bắc Kinh vẫn là nhân tố chiến lược cho đến nay về tình hình Triều Tiên. Dù Washington đã nhiều lần bày tỏ quan điểm tiếp cận trực tiếp với Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nhưng đã không thành công.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trung-quoc-tham-trieu-tien-truoc-dam-phan-thuong-mai-voi-my-3382334/