Trước mộ vị Đại tướng gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Trong chuyến công tác tại vùng đất Quảng Bình đầy nắng và gió, chúng tôi được đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa Đảo Yến. Mộ Đại tướng giản dị, đơn sơ nhưng người nào khi cầm nén hương thơm kính cẩn trước mộ đều không dấu được sự nghẹn ngào trước cái tâm và cái tài của một vị tướng đã đi vào lịch sử chiến tranh thế giới – Một vị tướng của lòng dân. Trong những ngày cả nước đang có nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019) thì mỗi người về thăm mộ Đại tướng là một lần ôn lại lịch sử, ôn lại chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là 'linh hồn' của chiến dịch 9 năm kháng chiến trường kỳ.

Bình yên, giản dịnhưng trang trọng và linh thiêng, đó là cảm nhận đầu tiên khi tôi đến thăm mộĐại tướng Võ Nguyên Giáp. Mộ Đại tướng nằm tựa vào núi, một ngôi mộ bình dị nhưchính phong cách người lính, chất phác, giản dị. Dọc con đường lên viếng mộ Đạitướng có 103 bậc thang, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên tượngtrưng cho 103 tuổi của Đại tướng. Tôi tần ngần dừng chân tại một cây hoa banĐiện Biên, có lẽ phải nhọc công lắm mới đưa giống hoa này về trồng tại vùng đấtchỉ có gió và cát này nhưng không thể không có vì nó gắn với chiến dịch lịch sửĐiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã làm nên tên tuổi củamột vị tướng huyền thoại đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Phápvà Mỹ trong 2 cuộc chiến tranh của dân tộc.

Ông Vũ Đức Thịnh, Chủ tịch Hội CCBhuyện Nho Quan tâm sự: Tôi tuy không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhưngqua lời kể của nhiều CCB đã từng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” mơíthấy cả một thế hệ đã quyết tâm trường kỳ kháng chiến đến thế nào và Đại tướngVõ Nguyên Giáp, vị tướng tài hoa, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đưa ra được chiến lược đó quả thật là một nhà quân sự thiên tài.

Quacác phương tiện thông tin đại chúng, qua lời kể của những người CCB trên địa bànđã từng tham gia chiến dịch, tôi cảm nhận được Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là“một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếctừng giọt máu của mỗi chiến binh”. Tiêu chí chiến thắng của ông không coi “trậnthắng chết nhiều người là trận thắng đẹp”. Vì thế, khi đến viếng mộ Đại tướng,tôi đã đứng lặng đi, không khóc nhưng trong lòng vừa cảm thấy tự hào, vừa cảmthấy biết ơn và thấy được trách nhiệm của mình là phải truyền lửa cho thế hệtrẻ, để thế hệ trẻ sau này hiểu hơn về những chiến công, về lịch sử hào hùngcủa dân tộc, về những vị tướng tài hoa như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa têntuổi Việt Nam sánh ngang với các nước có tiềm năng quân sự được đánh giá là caonhất thế giới như Pháp, Mỹ... Ông là tổng chỉ huy đầu tiên và xuất sắc nhất,người “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là tài chỉ huy quân sựcủa Đại tướng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ -1954 “lừng lẫy năm châu, chấnđộng địa cầu” và trận “Quyết chiến, chiến lược” trong Tổng tấn công và nổi dậy,giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) lịchsử góp phần đưa nước nhà sang trang lịch sử vẻ vang mới.

Còn với CCBNguyễn Văn Nghi ở xã Khánh Trung huyện Yên Khánh thì tuy đã có dịp đến viếng mộbác Giáp một lần nhưng năm nay, kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện BiênPhủ, ông lại quyết tâm “về nguồn” một lần nữa vì theo ông, tên tuổi của Đạitướng gắn liền với huyền thoại Điện Biên Phủ và mỗi lần về bên mộ Đại tướng laồng lại có những cảm xúc khác nhau. Ông tâm sự: “Đây là lần thứ 2 tôi về thămmộ Đại tướng nhưng lần nào cũng thấy xúc động xen lẫn tự hào, nhất là khi tiếngnhạc bài Hồn tử sĩ cất lên. Khung cảnh ở Vũng Chùa có gì đó rất linh thiêng.

Hầu như ai đến viếng Đại tướng cũng khóc. Người khóc lúc thắp hương, có ngươìvừa đi trong hàng vừa khóc, nhưng với tôi, tôi tự nhủ phải phấn đấu, nỗ lựcnhiều hơn nữa trong cuộc sống để xứng đáng với Đại tướng.” Lần này ông Nghikhông đi một mình mà đi cùng cả con, cháu. Người con cả của ông, anh Nguyễn VănKhôi không sinh ra trong chiến tranh nhưng những câu chuyện được kể trong lần“về nguồn” nơi mộ Đại tướng cũng làm anh không dấu nổi sự nghẹn ngào: Mặc dùkhi ngồi trên xe đã tự nhủ phải kìm nén xúc động, nhưng khi nhìn dòng người cầmhoa trắng đặt trước mộ Đại tướng trong tiếng nhạc tử sĩ trầm buồn, lòng tôichùng xuống, nước mắt rưng rưng. Trước anh linh vị tướng đáng kính, tất cảtrong tôi là niềm kiêu hãnh, cảm xúc thiêng liêng ùa đến dâng tràn. Lần này,tôi cho cả con trai đi vì muốn cho cháu hiểu hơn về lịch sử oai hùng của dântộc, một cách để giáo dục cháu về lòng yêu nước và phấn đấu lao động, học tậpcho xứng đáng với thế hệ trước.

Với nhiều người,mỗi lần về với mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một lần được lật giở lại nhữngtrang sử hào hùng của dân tộc, nhớ về một vị tướng tài ba đã làm nên nhữngchiến thắng huyền thoại như chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là với nhữngCựu chiến binh và thế hệ trẻ. Hà Thế Anh, Phó Bí thư Huyện đoàn Gia Viễn tâmsự: Sống trong thời bình, thế hệ trẻ hôm nay chỉ biết đến lịch sử hào hùng,những trận đánh, trận càn khốc liệt, hay công lao to lớn của các vị anh hùngdân tộc qua những trang lịch sử, qua lời giảng của thầy cô, qua sách báo nênlần này, đi viếng thăm mộ Đại tướng, em đã ở rất lâu để được nghe những câuchuyện về người qua thuyết minh của Ban Quản lý Khu di tích này.

Từ những câuchuyện ấy và qua sự tìm hiểu của bản thân, em biết Đại tướng đã dành cả cuộcđời cho quê hương đất nước; cùng nhân dân đấu tranh giành độc lập cho đất nướcqua hai cuộc chiến tranh đẫm máu với bao đau thương, hy sinh mất mát. Và khi vềlại thời bình, Đại tướng làm việc gì cũng đặt lợi ích đất nước lên hàng đầu,luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nền giáo dục quốc dân; nâng caotrí tuệ, tầm vóc cho thế hệ trẻ nước nhà để xứng đáng với những lời di huấn củaChủ tịch Hồ Chí Minh và thành quả mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Vì thế,em nguyện ra sức học tập, rèn luyện và làm việc thật tốt để xứng đáng với niềmtin yêu của Đại tướng đã dành cho thế hệ trẻ hôm nay. Chính nhân cách lớn củaĐại tướng mãi là nguồn sáng cho thế hệ trẻ hôm nay xích lại gần nhau hơn cùngquyết tâm xây dựng quê hương đất nước và biết tri ân những người anh hùng dântộc.

Trở lại mộ Đạitướng vào dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong tôi dângtrào bao cảm xúc. “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sửvàng”. Cái cảm xúc đó dường như bắt đầu từ hình ảnh một người đang đứng trướcmột nhóm người trong rừng (theo số liêụlà 34 người), chân đất, quần áo, mũ nón lôi thôi, dăm khẩu súng thô sơ, … đếnnhững quân đoàn ào ạt tiến lên cắm cờ trên hầm Đờ Cát tại Điện Biên Phủ, chođến những sư đoàn quân tinh nhuệ với hàng ngàm xe tăng, thiết giáp và máy bayhùng dũng tiến về giải phóng Sài Gòn.

Cái cảm xúc đó như hòa trộn với nhautrước hình ảnh một người thầy giáo dạy sử (trường tư thục Thăng Long) đến mộtĐại tướng quân đang chỉ huy duyệt binh trong ngày chiến thắng rồi như lắng đọnglại trước hình ảnh hàng vạn người xếp hàng tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuôícùng tại Hà Nội và hàng ngàn vòng hoa phủ kín ngôi mộ của ông ở Vũng Chùa, ngayồng đi vào bất tử. Và đến hôm nay, khi đã trở lại với cuộc sống thường nhật tôivẫn thấy âm vang Điện Biên với đài hoa chiến thắng năm 1954 với linh hồn là Đạitướng Võ Nguyên Giáp mãi trường tồn, mãi khắc ghi trong tim mỗi người dân ViệtNam và bạn bè thế giới. Để ngày hôm nay khi lịch sử đã sang trang, chúng ta đãcó quyền nhìn lại đầy tự hào về một thế hệ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyếtsinh”, về những anh dùng dân tộc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết nên nhữnghuyền thoại trong chiến tranh. Hoa ban Điện Biên vẫn nở trên mộ Đại tướng, lácờ đỏ sao vàng trên hầm Đờ Cát những ngày tháng 5 cách đây 65 năm như phấp phơíquanh đây đầy linh thiêng và hào hùng....

Quỳnh Thu

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/truoc-mo-vi-iai-tuong-gan-voi-chien-thang-lich-su-iien-bien-phu-201905030831996p3c23.htm