Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo Quốc tế 'Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên'

Ngày 13/10, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo Quốc tế 'Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên' thông qua phòng họp Zoom và phát trực tiếp trên fanpage Trường Đại học Luật TP.HCM.

PGS TS Trần Hoàng Hải - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM chủ trì phiên thảo luận thứ nhất của hội thảo

PGS TS Trần Hoàng Hải - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM chủ trì phiên thảo luận thứ nhất của hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm xác định những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự hoạt động chưa hiệu quả của hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên; đề xuất các giải pháp cải cách pháp luật và thực hiện pháp luật, chủ yếu trên cơ sở so sánh với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên.

Hội thảo có sự tham dự của PGS TS Trần Hoàng Hải – Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM, Trưởng ban tổ chức Hội thảo; PGS TS Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Phó Trưởng ban tổ chức Hội thảo; PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Trưởng khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM, Phó trưởng ban tổ chức, Trưởng ban chuyên môn của hội thảo; TS Võ Thị Kim Oanh – Nguyên trưởng khoa Luật Hình sự Trường Đại Học Luật TP.HCM cùng với các khách mời trong và ngoài nước, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên có quan tâm đến hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo Quốc tế Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên được diễn ra dưới hình thức trực tuyến

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS TS Trần Hoàng Hải – Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM, Trưởng ban tổ chức thường trực, nhấn mạnh về mục đích tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” là tạo một diễn đàn trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên giữa các nhà nghiên cứu, những người thực thi pháp luật trong nước và quốc tế;

Phân tích pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia như Mỹ, Canada, Ấn Độ và tìm hiểu các cách thức tiếp cận mới, những kinh nghiệm thực tiễn trong phòng ngừa và xử lý tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, từ đó, đánh giá hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên của Việt Nam; đưa ra các đề xuất các giải pháp cải cách pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên của Việt Nam.

PGS TS Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì phiên thứ hai của Hội thảo

Thông qua 34 bài thảo luận được gửi về Hội thảo, trong đó có 10 bài tham luận được đưa ra để trình bày, thảo luận giữa các nhà nghiên cứu với nhau. Đặc biệt, vấn đề tư pháp về đối với người chưa thành niên của Ấn Độ, Canada và kinh nghiệm giải quyết của các nước để từ đó, rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam rất được các chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm.

Bài tham luận số với chủ đề Bàn về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong quy định của Bộ luật Hình sự và kiến nghị của PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Trưởng khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM

Hiện nay, việc thẩm vấn và tranh tụng còn đang trong quá trình chuyển đổi khi áp dụng đối với người chưa thành niên, mô hình nào bảo vệ được quyền cho người chưa thành niên thì vẫn chưa có câu trả lời. Bên cạnh đó, việc thẩm vấn không đúng có thể đặt người chưa thành niên vào hoàn cảnh không được bảo vệ và có nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn. Do đó, khi cần thẩm vấn, xét hỏi có thể sử dụng các biện pháp phù hợp với người dưới 18 tuổi dựa trên các nguyên tắc chung như không khiến cho người chưa thành niên trở thành nạn nhân...

Bài tham luận Quyết định hình phạt đối với người trẻ ở Canada, một cách tiếp cận cân bằng phù hợp cho Việt Nam hay rơi từ Charybdis tới Scylla do ông Sébastien Lafrance Công tố viên Cơ quan công tố Canada trình bày

Sau 6 giờ làm việc, PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Trưởng khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM, Phó trưởng ban tổ chức, Trưởng ban chuyên môn của hội thảo đã đại diện Ban tổ chức Hội thảo kết luận về mặt chuyên môn của Hội thảo. Mục tiêu của hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên là hướng tới việc bảo đảm tốt nhất quyền của người chưa thành niên, quyền của trẻ em theo các quy định của công ước về quyền trẻ em và luật quốc tế về tư pháp người chưa thành niên.

GS Yvon Dandurand – Đại học Fraser Valley (Canada) trình bày phần tham luận của mình

Cách tiếp cận của hệ thống tư pháp hình sự người chưa thành niên cần phải là một cách tiếp cận toàn diện, có nghĩa là việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên cần phải được quy định trong tất các các ngành luật: luật hình sự, luật tố tụng hình sự, thi hành án hình sự. Cách tiếp cận toàn diện này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến vấn đề quyền của người chưa thành niên phạm tội mà còn có cả quyền của những người chưa thành niên là nạn nhân hoặc là nhân chứng. Kinh nghiệm của nước ngoài rất là hữu ích để Việt Nam tham khảo, chúng ta nên lựa chọn những hạt nhân hợp lý, phù hợp để chúng ta xem xét trong việc hoàn thiện luật quốc gia.

Hương Quỳnh

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/phap-luat/truong-dai-hoc-luat-tphcm-to-chuc-hoi-thao-quoc-te-tu-phap-hinh-su-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-98369.html