Truyền thông tích cực, hiệu quả về phòng, chống Doping tại Đại hội Thể thao toàn quốc 2022

Suốt quá trình diễn ra Đại hội Thể thao toàn quốc 2022, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trung tâm Doping và Y học thể thao tổ chức tuyên truyền phòng, chống Doping cho các vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ hỗ trợ tại các địa điểm có vận động viên thi đấu.

Sau hơn 1 tháng thi đấu, Đại hội Thể thao toàn quốc (ĐHTTTQ) lần thứ IX năm 2022 diễn ra tại Quảng Ninh và 10 tỉnh, thành phố khác, đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Trong thi đấu thể thao, sự trung thực luôn được đề cao tại mỗi giải đấu và việc kiểm tra doping luôn là điều cần thiết để chứng thực cho sự minh bạch đó. Ban tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX cũng đã có những chuẩn bị chu đáo cho việc phòng chống doping tại kỳ Đại hội năm nay.

Suốt quá trình diễn ra Đại hội, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trung tâm Doping và Y học thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao) tổ chức tuyên truyền phòng, chống Doping cho các vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ hỗ trợ vận động viên tại các địa điểm có vận động viên thi đấu.

Mang khẩu hiệu "Play True" (tạm dịch: thi đấu trung thực), các trạm doping của Ban tổ chức đã thực hiện một cách tích cực công tác tuyên truyền về tác hại của doping.

Mang khẩu hiệu "Play True" (tạm dịch: thi đấu trung thực), các trạm doping của Ban tổ chức đã thực hiện một cách tích cực công tác tuyên truyền về tác hại của doping cũng như đưa ra các mục tiêu hoạt động từ đó giúp vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) hiểu rõ hơn tác hại của việc sử dụng chất cấm.

Điểm mới của công tác tuyên truyền trong kỳ Đại hội năm nay là những người làm công tác y tế - doping của Đại hội đã đưa kỹ thuật số vào bằng việc tổ chức các bài thông tin trắc nghiệm giúp người tiếp nhận khi tải về điện thoại sẽ có thêm dữ liệu rõ hơn sau khi trả lời kiểm tra.

Để tuyên truyền hiệu quả công tác phòng, chống doping tại Đại hội năm nay đã áp dụng giải pháp kỹ thuật số thông qua việc tổ chức các bài thông tin trắc nghiệm trên điện thoại.

Tại các địa điểm thi đấu đều có lều "Play True", là nơi để VĐV, HLV cập nhật và cũng là địa điểm tuyên truyền để khán giả hiểu thêm về công tác phòng chống doping của thể thao Việt Nam.

Truyền thông về phòng, chống doping tại ĐHTTTQ 2022 diễn ra trực tiếp ở 15 điểm của 7 tỉnh, thành phố tổ chức Đại Hội. Đã có hơn 700 VĐV, HLV, cán bộ hỗ trợ VĐV tham gia tương tác trả lời câu hỏi kiến thức phòng chống Doping. Cùng với đó, là rất nhiều vật phẩm phát tặng in thông điệp "Play True": gần 400 áo, 1000 bút, 1000 sticker cài áo, cài balo, 500 huy hiệu, áo mưa, vòng tay, móc chìa khóa, mũ lưỡi trai...

Công tác tuyên truyền phòng, chống doping đã góp phần vào sự thành công của Đại hội, khẳng định tinh thần thể thao đoàn kết, trung thực, cao thượng như ĐHTTTQ 2022 đã đề ra.

Một số hình ảnh về công tác tuyên truyền phòng, chống doping của Đại hội:

Truyền thông về phòng, chống doping tại ĐHTTTQ 2022 diễn ra trực tiếp ở 15 điểm của 7 tỉnh, thành phố tổ chức Đại Hội.

Cùng với đó là rất nhiều vật phẩm phát tặng in thông điệp "Play True".

Mang khẩu hiệu "Play True" (tạm dịch: thi đấu trung thực), các trạm doping của Ban tổ chức đã thực hiện một cách tích cực công tác tuyên truyền về tác hại của doping.

Tại các địa điểm thi đấu đều có lều "Play True", là nơi để VĐV, HLV cập nhật và cũng là địa điểm tuyên truyền để khán giả hiểu thêm về công tác phòng chống doping của thể thao Việt Nam.

Tinh thần "Play True" được lan tỏa trong suốt kỳ Đại hội.

Công tác tuyên truyền phòng, chống doping đã góp phần vào sự thành công của Đại hội.

Thu Mai - Ảnh: Lê Minh

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/truyen-thong-tich-cuc-hieu-qua-ve-phong-chong-doping-tai-dai-hoi-the-thao-toan-quoc-2022-20221222182533226.htm