Truyền thuyết ly kỳ phía sau tảng đá lớn nhất Việt Nam

Dù được gọi là tảng đá nhưng đá Voi Mẹ lớn bằng cả quả núi với chiều dài khoảng 200 mét, chu vi khoảng 500 mét, cao hơn 30 mét. Đây được cho là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Ở huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk có một tảng đá rất đặc biệt được người dân trong vùng gọi là đá Voi Mẹ. Dù được gọi là tảng đá nhưng “Voi Mẹ” lớn bằng cả quả núi với chiều dài khoảng 200 mét, chu vi khoảng 500 mét, cao hơn 30 mét. Đây được cho là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Ở huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk có một tảng đá rất đặc biệt được người dân trong vùng gọi là đá Voi Mẹ. Dù được gọi là tảng đá nhưng “Voi Mẹ” lớn bằng cả quả núi với chiều dài khoảng 200 mét, chu vi khoảng 500 mét, cao hơn 30 mét. Đây được cho là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Cách đá Voi Mẹ khoảng 5 km về phía Nam là đá Voi Cha, cũng là một tảng đá nguyên khối có kích cỡ rất lớn, với chiều dài khoảng 70 mét, chu vi 180 mét. Phía sau cặp đá Voi Mẹ - Voi Cha này là một truyền thuyết kỳ bí được lưu truyền trong vùng qua nhiều đời.

Theo lời kể của đồng bào M’ Nông, Đá voi Cha và Đá voi Mẹ ban đầu nằm ở rất xau nhau chứ không gần như bây giờ. Sau nhiều lần dịch chuyển, đá Voi Mẹ đã tiến về sát chân núi Chư Yang Sin.

Còn đá Voi Cha ban đầu vốn ở phía Bắc, hướng mặt ra hồ Lắk, nhưng không ai biết vì sao mà chỉ sau một đêm đã nằm giữa đồng lúa gần đá Voi Mẹ.

Hai hòn đá Voi Mẹ - Voi Cha còn gắn liền với truyền thuyết đá Voi bắt vợ từ thuở xa xưa của đồng bào M’ Nông. Chuyện kể lại rằng, hòn đá Voi ban đầu nhỏ và mềm nhũn như bùn.

Người dân từng leo lên thân hòn đá để chạy nhảy, vui đùa. Một hôm, đá bỗng dưng cứng lại, chuyển từ thể lỏng sang rắn và cuốn vào trong lòng nó một cô gái 17 tuổi đẹp nhất vùng.

Người dân tìm cách kéo cô gái ra trong suốt 7 ngày 7 đêm nhưng vô vọng. Sau đêm thứ 7 đó, người nhà cô đồng loạt chiêm bao thấy cô báo rằng đang sống hạnh phúc cùng với thần đá Yang-Tao, nhắn nhủ rằng thần đá sẽ phù hộ cho mọi người.

Cứ vậy cho đến ngày nay, đá Voi gắn liền với đời sống tâm linh của người bản địa, không ai được phép xâm phạm đến hòn đá này vì rất sợ Yàng (thần linh tối cao trong tín ngưỡng địa phương) bắt vạ".

Các cặp trai gái trong vùng thường chọn hòn đá khổng lồ làm nơi hẹn hò và nguyện cầu Yàng ban cho tình yêu đôi lứa thật đẹp, bền chặt.

Khi mùa màng thất bát hoặc đời sống gặp khó khăn, bà con cũng đều đến cầu xin thần đá phù hộ cho ruộng đồng tươi tốt, dân làng ấm no.

Ngày nay, phía trên những hòn đá vẫn còn tồn tại nhiều dấu tích, nhiều đoạn lồi lõm được tương truyền rằng là do dấu chân của biết bao thế hệ từ xưa để lại.

Cặp đá Voi Mẹ - Voi Cha cũng được ví như chứng nhân cho biết bao sự đổi thay, phát triển của buôn làng nơi đây...

Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/truyen-thuyet-ly-ky-phia-sau-tang-da-lon-nhat-viet-nam-1854612.html