Tự để trăn cắn vào tay, người đàn ông kêu gào thảm thiết

Đoạn video được trích từ chương trình thực tế của kênh History Channel, ghi lại hình ảnh Adam Thorn đến từ Úc đang kêu gào trong đau đớn khi để một con trăn cắn vào tay.

Video nhà xử lý động vật chuyên nghiệp tự để trăn cắn vào tay làm thí nghiệm

Trong đoạn clip là hình ảnh của nhà sinh vật học hoang dã Adam Thorn và người cộng sự Rob “Người trong hang” Alleva, một nhà xử lý động vật chuyên nghiệp. Cặp đôi này đang ghi hình cho một chương trình thực tế khi để cho những động vật nguy hiểm nhất thế giới gây thương tích lên chính bản thân mình.

Người trong đoạn clip kêu gào thảm thiết khi những chiếc răng sắc nhọn của con trăn cắm sâu vào da thịt của mình.

Chương trình thách thức thần chết này bao gồm Adam Thorn, một nhà sinh vật học hoang dã và Rob “Người trong Hang” Alleva, một nhà xử lý động vật chuyên nghiệp, 2 người này đi du lịch thế giới và để cho những sinh vật nguy hiểm gây sát thương cho cơ thể mình.

Một cảnh quay ghi lại hình ảnh thách thức thần chết của Adam khi anh này để 1 con trăn dài tới 2 mét cắn vào tay của mình và rút máu.

Được biết trong đoạn video gây shock này là Adam Thorn đến từ Úc đang gào thét trong đau đớn khi con trăn đang cắm sâu răng nanh vào tay của anh.Chứng kiến vụ việc, cộng sự Rob Alleva đã cố gắng gỡ nó ra khỏi người anh.

Cặp đôi này đang thực hiện một chương trình thực tế cho kênh History Channel gọi là “Kings of Pain” (Vua chịu đau). Sau cảnh quay man rợ này, vết thương của Adam hở rất lớn và cần khâu.

Người đồng nghiệp Rob sau khi chứng kiến sự việc đã cố gắng kéo con trăn ra khỏi Adam và cũng là nạn nhân của con vật này.

Adam và Rob đồng thời phát triển một thước đo đau đớn gồm 30 bậc để đo lường cường độ, thời lượng và mức độ tổn thương của những vết cắn để có thể thông tin tới những khán giả về những động vật nguy hiểm mà con người nên tránh. Hai người này dựa trên công trình có trước của nhà côn trùng học Dr. Justin Schmidt, người đã phát triển một công cụ chỉ số đau đớn khi bị côn trùng đốt vào những năm 1980.

Rất nhiều sinh vật nguy hiểm khác đã được sử dụng trong chương trình bao gồm một con ong vò, được biết đến như là “Chim Ưng”, thằn lằn Nile, rết Châu Á khổng lồ, nhím lửa, cá sư tử, cá piranha hay sư tử cá.

Nguy hiểm khôn lường từ việc giữ trăn làm vật nuôi

Trăn được tìm thấy ở các nước Châu Phi cận hoang mạc Sahara và trong vài nơi ở Châu Á. Chúng thuộc họ rắn và không có nọc độc, nhưng có khả cuộn siết mạnh và răng sắc nhọn. Trăn Miến Điện có thể dài tới 7 mét.

Do bản chất có thể dạy bảo được, trăn là một trong những giống rắn được giữ làm vật nuôi phổ biến nhất. Tuy nhiên đã xuất hiện những vụ tấn công những người chủ của sinh vật này.

Dan Bradon ở Vương quốc Anh đã bị 'thú cưng' của mình giết chết. Một người đàn ông ở Indonesia cũng chịu chung số phận trong đầu năm nay.

Vào tháng 8 năm 2013 ở thành phố Campbellton, New Brunswick, Canada, đã có 2 cậu bé bị loài vật này sát hại và 1 người may mắn trốn thoát. Đó Noah Barthe 4 tuổi và anh trai Connor 6 tuổi trong một bữa tiệc ngủ qua đêm tại căn hộ của Jean-Claude Savo. Người này là chủ cửa hàng Reptile Ocean nằm ngay trên căn hộ của mình. Tai nạn thương tâm xảy ra khi một con trăn đá Châu Phi đã đi qua ống thông gió, lẻn vào phòng khách nơi 2 cậu nhóc đang ngủ và sát hại các nạn nhân. Jean-Claude Savo sau đó đã bị đem ra xét xử ở tòa nhưng trắng án.

Trình Đạt

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/khoanh-khac-nguoi-dan-ong-keu-gao-tham-thiet-vi-bi-tran-can-6152573.html