Từ nay đến 30/11, người dân Thủ đô có thể 'mục sở thị', tự nhận diện các loại hàng hóa thật - giả

Khu trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả của Tổng cục Quản lý thị trường mở từ nay đến 30/11, tại số 62 phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm). Theo đó, người dân có thể tham gia, tự phân biệt, nhận diện các loại hàng hóa thật – giả đang tồn tại trên thị trường.

Khu trưng bày được mở tại số 62 phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) với mục đích tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức người tiêu dùng về các loại hàng hóa đang có mặt trên thị trường với phiên bản "hàng thật" và "hàng giả, hàng nhái".

Qua đó, người tiêu dùng sẽ tự nhận diện được các dấu hiệu của hàng thật – hàng giả, góp phần vào công tác đấu tranh, ngăn chăn, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gian lận thương mại.

Khu trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả của Tổng cục Quản lý thị trường mở từ nay đến 30/11, tại số 62 phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm). Theo đó, người dân có thể tham gia, tự phân biệt, nhận diện các loại hàng hóa thật – giả đang tồn tại trên thị trường.

Khu trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả của Tổng cục Quản lý thị trường mở từ nay đến 30/11, tại số 62 phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm). Theo đó, người dân có thể tham gia, tự phân biệt, nhận diện các loại hàng hóa thật – giả đang tồn tại trên thị trường.

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT (Bộ Công thương) cho biết, để chuẩn bị cho đợt cao điểm cuối năm, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, lực lượng Quản lý thị trường đã có kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, trong công tác chống hàng giả, lực lượng QLTT dự báo tình hình sau dịch COVID-19 đi qua thì hàng tồn, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu sẽ quay trở lại thị trường.

Theo ông Linh, trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường khá nhiều, tập trung tại nhiều thành phố lớn.

Do đó, Tổng cục QLTT đã ban hành kế hoạch thực hiện đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, an toàn thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, nhằm góp phần đem lại cho người dân có một cái Tết an toàn.

Mỗi người dân tham gia khu trưng bày hàng thật - giả đều được cán bộ Quản lý thị trường hỗ trợ cách nhận diện, phân biệt các mặt hàng hóa là hàng thật, hàng giả.

Dù vậy, ông Trần Hữu Linh cho rằng, việc chống hàng giả hiện còn nhiều khó khăn.

Bởi việc kiểm tra xử lý hàng giả, hàng nhái mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, còn lại việc quan trọng nhất vẫn là làm sao để tuyên truyền cho người dân, người tiêu dùng mua hàng biết cách phòng tránh.

Hơn nữa, hàng giả hiện đang thể hiện ở nhiều hình thức, đòi hỏi cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, cập nhật. Đặc biệt về phía doanh nghiệp bị làm giả sản phẩm thì nên có ý thức phối hợp với cơ quan chức năng để có thể có cách phòng chống sớm, thay vì cách ngại không báo.

Đại diện đơn vị Acecook Việt Nam hỗ trợ người dân cách phân biệt gói bột canh mỳ tôm giả và thật.

Theo đó, các lực lượng chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là lực lượng chức năng ở khu vực biên giới. Khi hàng giả đã thẩm lậu vào nội địa và hàng giả sản xuất trong nội địa thì công tác nắm bắt thị trường địa bàn, tiếp nhận thông tin từ người dân, doanh nghiệp phản ánh rất quan trọng.

Theo ông Linh, bên cạnh các chế tài xử phạt để tăng tính răn đe với các đối tượng buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái thì phía người tiêu dùng cũng phải tự nâng cao ý thức trong việc "bài trừ" hàng giả.

Đặc biệt, với nhiều mặt hàng, người tiêu dùng chỉ cần chú ý thêm là tự phân biệt được, chẳng hạn như có nhiều hãng mỹ phẩm chỉ sản xuất 1 loại bao bì, thông tin này được công bố rõ ràng nên sản phẩm cùng tên, trùng thông tin nhưng bao bì khác là hàng giả, hoặc một số mặt hàng như vợt cầu lông, rượu… nhà sản xuất chính hãng đều có dụng cụ giúp người dùng kiểm tra tem hàng thật- hàng giả ngay tại cửa hàng…

Bảo Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/tu-nay-den-30-11-nguoi-dan-thu-do-co-the-muc-so-thi-tu-nhan-dien-cac-loai-hang-hoa-that-gia-172221125182945476.htm