Tủ sách gia đình Văn Bùi - khơi dậy văn hóa đọc trên đất Yên Mô

Tháng 4/2018, tủ sách gia đình Văn Bùi (của thầy giáo Bùi Văn Đông, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Mô) ở khu Trung Yên, thị trấn Yên Thịnh mở cửa phục vụ miễn phí đã thu hút đông đảo bạn đọc, khơi dậy phong trào đọc sách trong các tầng lớp nhân dân huyện Yên Mô.

Tủ sách của gia đình thầy giáo Bùi Văn Đông ở thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô.

Em Phạm Thị HuyềnTrang, học sinh lớp 11A5 Trường THPT Yên Mô B cho biết: Em biết đến tủ sách củagia đình Văn Bùi qua bạn bè giới thiệu, em đã tìm đến đọc và mượn về những cuốnsách em thích mà chưa có thời gian đọc tại đó. Ngày cuối tuần nào em cũng dành1 buổi chiều đạp xe từ xã Yên Từ lên nhà thầy Đông để mượn sách. Tủ sách củathầy rất đa dạng, không chỉ sách liên quan đến học tập như sách lịch sử, địalý, văn học, khoa học mà cả sách về quê hương Ninh Bình. Đến tủ sách của giađình thầy, chúng em còn được thầy hướng dẫn cách tìm kiếm sách phù hợp, nhữngsách nên đọc, từ đó tiếp thêm cho em tình yêu với sách. Hiện nay, đọc sách đãthành thói quen của em, mỗi ngày em dành 2 tiếng đồng hồ để đọc sách, từ đó,mang lại cho em rất nhiều kiến thức cả trong học tập và cuộc sống.

Được biết, độcgiả đến với tủ sách gia đình Văn Bùi rất đa dạng, từ học sinh tiểu học đến cuộng, cụ bà tuổi đã cao. Mặc dù quy định ngày cuối tuần tủ sách mới mở, nhưngvào mỗi buổi chiều sau giờ hành chính, không gian mượn sách và đọc sách của giađình Văn Bùi không lúc nào ngớt người đến đọc và mượn. Chị Đinh Thị Vân Anh, tổ4 phường Trung Sơn, giáo viên Trường THCS Quang Trung (thành phố Tam Điệp) cho biết,ngày rảnh rỗi hay cuối tuần chị cũng “lặn lội” tìm đến tủ sách gia đình Văn Bùivừa mượn sách đọc cũng vừa học tập kinh nghiệm mở tủ sách gia đình. Chị Vân Anhcho biết: Xuất phát từ niềm đam mê đọc sách, khi biết thầy giáo Đông mở tủ sáchtôi cũng có ý định mở tủ sách gia đình trước hết là phục vụ nhu cầu đọc của bảnthân, sau đó cho con cái, đồng nghiệp và học sinh trong trường. Vì thế tôi đãđến học tập kinh nghiệm xây dựng và mở tủ sách của thầy Đông.

Tủ sách gia đìnhVăn Bùi hiện có khoảng 2.000 đầu sách với đa dạng các loại sách, như sách vănhọc có 400 cuốn, sách thiếu nhi gần 700 cuốn, sách phê bình khảo cứu 60 cuốn,sách phổ biến kiến thức khoa học giáo dục 350 cuốn, sách lịch sử 100 cuốn, sáchquê hương Ninh Bình và các tác giả người Ninh Bình 50 cuốn và cả sách về tôngiáo, kinh Phật… Điều đáng quý ở tủ sách gia đình Văn Bùi là đã sưu tầm đượcnhiều cuốn sách từ những năm 70 của thế kỷ trước, như tập thơ “Em kể chuyệnnày” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ và Trần Đăng Khoa – Nhà xuất bản KimĐồng xuất bản năm 1971; cuốn “Góc sân và khoảng trời” của tác giả Trần ĐăngKhoa, xuất bản năm 1973; Xi-ôn-cốp-xki kể chuyện – Nhà xuất bản Kim Đồng, Đơìsống các loại cá-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật...

Từ niềm đam mê đọc sách, mỗi ngày thầy Đôngluôn tìm kiếm tại các cửa hàng bán sách, tìm qua các trang sách của các nhàsách và nhà xuất bản uy tín trên trang TiKi.vn, Nhà sách Đông Tây, Nhà sáchKhai Tâm.vn, Nhà sách Quảng Văn... Bên cạnh đó, khi khai trương tủ sách, thâỳĐông còn kêu gọi cá nhân, cộng đồng chung tay đóng góp sách để đa dạng các loạisách, đặc biệt chú trọng hơn loại sách cho học sinh và sách cho các bà mẹ.

Thầy Bùi Văn Đôngcho biết: Từ nhỏ tôi đã đam mê đọc sách, nhưng thời đó, sách rất hiếm và khótìm. Vì bố tôi làm ở Trạm y tế xã nên Trạm có Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhândân, các loại báo tôi cũng đọc hết. Rồi lên cấp 2, cấp 3 cho đến khi làm nghềdạy học tôi cũng rất quan tâm đến việc đọc sách. Với tôi, việc học trong nhàtrường kiến thức mới đáp ứng được một phần, còn kiến thức phần lớn phải ở trongsách. Nên ý tưởng của tôi thành lập tủ sách cho học sinh, cho bà mẹ và nhữngngười có nhu cầu khác mượn để đọc, giúp họ bổ sung những kiến thức không được học trong nhàtrường. Ban đầu khi thành lập tủ sách tôi rất lo lắng, sợ thành lập rồi khôngbiết mọi người có đến đọc không, nhưng khi mở ra mỗi ngày trung bình khoảng 30lượt người mượn, có ngày cao điểm hàng trăm lượt người mượn, là động lực chotôi tiếp tục mở rộng tủ sách.

Ngoài mở tủ sáchtại gia đình, hiện thầy Đông đã kết nối với chương trình sách hóa nông thônViệt Nam làm tủ sách lớp học cho hơn 20 trường trong huyện; xây dựng các trangthông tin điện tử trên Facebook giới thiệu về sách qua trang: Tủ sách gia đìnhVăn Bùi, trang Bùi Văn Đông và sách hóa nông thôn Yên Mô. Đến nay, huyện Yên Môcó 300 tủ sách cho các trường cấp 1, cấp 2 và tủ sách gia đình Văn Bùi góp phầnnâng cao văn hóa đọc trong nhân dân.

Bài, ảnh: HồngVân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tu-sach-gia-dinh-van-buikhoi-day-van-hoa-doc-tren-dat-yen-mo-20181023084250823p3c23.htm