Từ vụ mẹ giết con 35 ngày tuổi, chưa bao giờ 'trầm cảm' khiến người ta lo lắng và quan tâm đến vậy

Từ sự việc đau lòng về người mẹ trầm cảm sau sinh, nhiều bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh tâm lý đáng sợ này.

Những ngày qua, vụ án thương tâm mẹ giết con gây chấn động cả nước, mà nguyên nhân ban đầu dẫn đến hành vi được xác định do chứng trầm cảm sau sinh của người mẹ, khiến ai cũng bàng hoàng. Rất nhiều người đến thời điểm hiện tại mới chú ý hơn về chứng bệnh tâm lý nguy hiểm nhưng bấy lâu nay lại bị lơ là, không được phổ biến kiến thức rộng rãi trong xã hội.

Giới trẻ vì thế bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về chứng trầm cảm và trầm cảm sau sinh để trang bị kiến thức cho cuộc sống tương lai. Trên mạng xã hội, từ khóa 'trầm cảm ' và 'trầm cảm sau sinh' đươc rất nhiều cư dân mạng đề cập đến.

'Trầm cảm' trở thành vấn đề nóng trong xã hội hiện nay.

Chỉ trong vài ngày gần đây, hàng loạt các diễn đàn đều đăng tải rất nhiều thông tin về căn bệnh trầm cảm. Một số trang page của các tổ chức sức khỏe cũng phổ biến nhiều hơn về kiến thức của hai triệu chứng tâm lý này.

Trong khi đó, cộng đồng mạng đã bắt đầu ý thức được sự nguy hiểm đáng lo ngại của bệnh trầm cảm. Nhiều người tích cực chia sẻ các mẩu chuyện, bài viết liên quan đến chứng bệnh trầm cảm.

Đây chính là từ khóa được cư dân mạng tìm kiếm, trở thành hastag được giới trẻ sử dụng nhiều nhất những ngày gần đây.

Sau sự việc gây chấn động liên quan đến trầm cảm, kiến thức về căn bệnh này được mọi người quan tâm hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, rất nhiều bà mẹ trẻ cũng đồng loạt lên tiếng cảnh báo về chứng bệnh rất phổ biến ở các bà mẹ, đặc biệt là những người mẹ trẻ mà người nhà lại ít lưu tâm đến, đó là chứng trầm cảm sau sinh.

Các bà mẹ bỉm sữa cũng rần rần chia sẻ về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm là một triệu chứng tâm lý. Khi bị trầm cảm, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thật u ám, buồn bã và tuyệt vọng. Nhưng sự đáng sợ hơn cả là bạn hoàn toàn có thể chết vì một căn bệnh tưởng như chỉ diễn ra trong đầu mình, thậm chí nó còn gây nguy hại cho người khác.

Trầm cảm có thể giết chết bạn chỉ vì một căn bệnh vô lý do chính bạn tưởng tượng ra.

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến một người bị trầm cảm nhưng lý do phổ biến nhất là áp lực, hay stress. Trong cuộc sống, chúng ta phải đối diện với rất nhiều tình huống gây áp lực. Thi cử, học hành, công việc, tình yêu, đám cưới hoặc sinh con... đó đều là những áp lực dồn nén mà chúng ta chẳng có cách nào khác ngoài việc hứng chịu.

Những áp lực như vậy trong ngắn hạn lại khiến cơ thể chúng ta dễ bị tắc mạch máu và làm tích tụ cholesterol có hại. Về lâu dài, stress sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Và đến khi phải hứng chịu đủ thứ áp lực mà không cách nào giảm tải được, bạn hoàn toàn có thể mắc trầm cảm.

Rất nhiều người trẻ đang âm thầm chịu đựng căn bệnh đáng sợ này.

Những kiến thức về bệnh trầm cảm được chia sẻ rầm rộ khiến nhiều bạn trẻ tự thấy mình 'trầm cảm' nhẹ

Nhiều shop thời trang đã bắt kịp 'trend' đưa vào chiến dịch Pr sản phẩm của mình.

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhưng lại thiếu kiến thức phổ biến xã hội khiến nhiều người khi biết đến rất bàng hoàng.

Các kiến thức cơ bản về căn bệnh trầm cảm (Tham khảo: CIPPS):

Bệnh trầm cảm:

- Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần với đặc trưng là sự buồn bã nặng nề kéo dài. Người bệnh mất khả năng tận hưởng cuộc sống

- Bệnh ảnh hưởng đến:

+ Cơ thể: Gây đau đầu, thay đổi khẩu vị dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân, liên tục cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, hệ miễn dịch suy yếu, ngủ li bì hoặc thiếu ngủ.

+ Suy nghĩ: Bệnh nhân cảm thấy mặc cảm, tự ti, buồn thảm, có lỗi, cô đơn, trống trải, bi quan (có cái nhìn tiêu cực về tương lai), có ý định tự tử, mất khả năng tập trung, thiếu động lực.

+ Hành vi: Thu mình, lảng tránh các mối quan hệ xã hội, giảm hứng thú, nói chậm, khó hoàn thành (hoặc khó bắt tay vào) công việc, bỏ bê trách nhiệm hàng ngày.

Các rối loạn trầm cảm phổ biến:

- Rối loạn trầm cảm nặng

- Rối loạn trầm cảm kéo dài

- Rối loạn trầm cảm ủ rũ tiền kinh nguyệt

- Rối loạn cảm xúc theo mùa

- Trầm cảm cũng là triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực (bipolar)

Tầm soát có thể giúp phát hiện bệnh lý tâm thần sớm

- Bệnh nhân nghi ngờ có biểu hiện tâm thần có thể tự mình làm những bài test tầm soát có sẵn trên mạng từ những tổ chức uy tín.

Kết quả tầm soát trầm cảm không thể thay thế cho chẩn đoán nhưng đó là công cụ hữu ích để bệnh nhân nhận thức về sức khỏe tâm thần của mình và tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ hoặc người thân.

Chứng rối loạn trầm cảm không phải là:

- Buồn bã vì một chuyện không hay

- Đau buồn khi người thân qua đời

- Tự bệnh nhân muốn vậy hoặc gây ra cho mình

- Phản ứng thái quá hoặc xúc động quá

- Một điều mà ai cũng từng trải qua

- Một điều muốn vượt qua là được

- Tìm kiếm sự thương hại

- Chán đời, lười biếng

- Một biểu hiện của sự yếu đuối

- Một thiếu sót trong tính cách.

Bệnh nhân trầm cảm mô tả về chứng bệnh này

- Bạn là gánh nặng của mọi người

- Một cuộc chiến mệt mỏi với chính bản thân bạn

- Bạn muốn sống tốt hơn, nhưng mọi chuyện đều quá khó khăn và bạn chẳng còn chút động lực nào

- Một căn phòng tối tăm, trống rỗng không có lối thoát

- Tuyệt vọng, không có ai và không có điều gì có thể giúp bạn quên đi những điều bạn buồn

- Cảm giác như bạn đang chìm đắm và bất lực với dòng nước nhưng không ai nhận ra

- Bạn cần ôm một người nào đó nhưng đồng thời bạn lại không muốn ai ôm bạn cả

- Một cây kim liên tục đâm sâu vào da thịt bạn

- Một làn sương dày và đen tối vây lấy tâm trí bạn,

- Cảm giác nghẹn ngào như thể bạn muốn khóc vào bất cứ lúc nào

- Bạn bị hiểu lầm và cảm thấy vô cùng hổ thẹn

- Tra tấn tâm hông

- Bạn không thể vui vẻ trở lại ngay cả khi bạn biết rằng điều đó không đúng

- Một cảm giác buồn bã tràn ngập về cuộc sống, bản thân và những gì bạn đang làm

- Tất cả những gì bạn muốn làm là về nhà, nằm cuộn mình và ngủ mãi mãi

- Thật khó để tìm thấy niềm vui và chấp nhận tình yêu

- Bạn cảm thấy vô cảm với thế giới

- Kiệt quệ, như thể bạn đang bị giam cầm

- Thật khó mà biết mình có thể tin vào nhận thức của chính mình không nữa

- Lúc nào cũng cảm thấy sự cô đơn cùng cực

- Nặng nề và mệt mỏi giống như bạn đang chìm trong cát lún

Lời khuyên cho bệnh nhân trầm cảm

- Liệt kê những điều có thể giúp bạn lấy lại tinh thần mỗi khi cảm thấy tuyệt vọng. Những điều này có thể là: Những trang web hài hước, những bộ phim khiến bạn cười, xem ảnh chụp kỷ niệm vui, chơi với thú cưng, ngắm mình trong bồn tắm, đi bộ đường dài, giải câu đố, gọi điện cho những người bạn thích nói chuyện hoặc đến những nơi bạn thích.

- Vận động cơ thể tiết ra các hormone hạnh phúc. Đi bộ thể dục, đi cầu thang hoặc thực hiện động tác nhảy. Đặt mục tiêu tập 30 phút mỗi ngày - bạn cũng có thể tập thành 3 buổi 10 phút để dễ thực hiện hơn.

- Viết nhật ký để tự nhắc nhở bản thân rằng không phải mọi thứ đều đáng buồn. Mỗi buổi tối, hãy dành ít thời gian để viết ra 3 điều mà bạn cảm thấy biết ơn cuộc đời đã cho bạn, 3 điều bạn đã làm được trong ngày, và/hoặc 3 điều tốt đẹp đã diễn ra.

- Đi điều trị tâm lý. Việc hẹn gặp bác sĩ ban đầu có thể sẽ không dễ dàng nhưng khi đã tạo được mối quan hệ thì sau này bạn sẽ dễ gặp hơn. Đây sẽ là bước tiến đầu tiên, đem lại cho bạn cảm giác kiểm soát được bệnh của mình và hi vọng tốt đẹp cho tương lai.

- Dành thời gian liệt kê những việc cần làm cùng lượng thời gian thực sự cần để làm việc đó. Ví dụ bạn cảm thấy chán nản khi nghĩ đến gấp quần áo nhưng việc này chỉ mất 10 phút mà thôi. Thay vì cứ để quần áo thành đống, hãy nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi làm xong việc. Bắt đầu bằng những công việc nhỏ nhặt để có đà làm những việc mất thời gian và công sức hơn.

- Gọi điện cho một người bạn tin tưởng và nhờ họ nói chuyện với bạn hoặc chỉ cần ngồi cạnh bạn thôi. Sự hiện diện của một người không đánh giá chỉ trích bạn sẽ giúp bạn cởi mở hoặc hoặc ít nhất sẽ cảm thấy bớt cô đơn hơn.- Đối mặt với những ý nghĩ tiêu cực về bản thân. Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy mình đã làm sai một điều gì hoặc cảm thấy xấu xí hoặc không xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp. nhưng nếu một người thân nói với bạn điều tương tự, bạn sẽ trả lời họ như thế nào?

XEM THÊM: 'Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn' - không phải cảm xúc vu vơ mà có thể là 'sát thủ' thầm lặng

Theo Bích Trâm - Cheng/Baodatviet.vn

Nguồn Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/tu-trieu-chung-benh-cua-me-bim-sua-tram-cam-tro-thanh-hagtag-ran-ran-tren-mxh.html